Kem và thực phẩm chứa chất nhũ hóa có thể gây hại cho đường ruột

VTV Times - Thứ tư, ngày 21/05/2025 07:07 GMT+7

Các nghiên cứu mới chỉ ra rằng nhiều chất phụ gia phổ biến như polysorbate 80 hay carrageenan có thể gây viêm ruột và làm mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa.

Kem và thực phẩm chứa chất nhũ hóa có thể gây hại cho đường ruột
(Ảnh minh hoạ: Getty Images)

Trong nhiều sản phẩm kem, bánh kẹo, nước xốt và thực phẩm chế biến sẵn, người tiêu dùng thường bắt gặp các chất phụ gia như polysorbate 80, carrageenan, maltodextrin hay carboxymethyl cellulose. Đây là những chất nhũ hóa hoặc chất ổn định được sử dụng để tạo kết cấu và độ sánh cho sản phẩm.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các chất này có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột (microbiome), làm tổn thương niêm mạc ruột và kích hoạt phản ứng viêm - yếu tố tiềm ẩn liên quan đến nhiều bệnh lý như viêm ruột, rối loạn chuyển hóa và thậm chí ung thư.

Một nghiên cứu được công bố tháng 1/2024 trên tạp chí Journal of Crohn’s and Colitis cho thấy chế độ ăn ít chất nhũ hóa giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng ở bệnh nhân Crohn mức độ nhẹ đến trung bình. Trong khi đó, nghiên cứu tại Pháp với 92.000 người trưởng thành cho thấy lượng carrageenan và mono-diglyceride cao liên quan đến nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu khác tại Anh với hơn 95.000 người trong hơn 7 năm cũng ghi nhận mối liên hệ giữa chất nhũ hóa và bệnh tim mạch.

julien-tromeur-zmk0du5wara-unsplash-72381537997613098257753.webp

(Ảnh minh hoạ: Unsplash)

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu hiện nay vẫn còn hạn chế về quy mô, hoặc thực hiện trên chuột và mô hình mô phỏng ruột người. Do đó, chưa thể kết luận chắc chắn rằng các chất phụ gia này gây hại cho con người ở mức nào. Một số chuyên gia cho rằng cần thêm các thử nghiệm lâm sàng lớn hơn để xác nhận các tác động dài hạn.

Tại Mỹ, nhiều chất nhũ hóa được cấp phép sử dụng theo quy chuẩn "an toàn nói chung" (GRAS), và chưa bị cấm. Dù vậy, giới chức y tế và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến ảnh hưởng của các phụ gia này lên hệ vi sinh vật đường ruột. Tại buổi điều trần ở Thượng viện, ông Martin Makary - người được đề cử giữ chức Giám đốc FDA - cam kết sẽ xem xét nghiêm túc các chất có khả năng gây viêm hoặc ảnh hưởng đến microbiome.

Thực tế cho thấy việc loại bỏ hoàn toàn các chất nhũ hóa khỏi chế độ ăn là rất khó, do chúng có mặt trong hàng chục nghìn sản phẩm. Một số nhà sản xuất như Häagen-Dazs đã lựa chọn quảng bá việc không sử dụng chất ổn định trong một số sản phẩm của mình. Tuy nhiên, ngay cả những nhãn hàng "tự nhiên" hoặc "hữu cơ" cũng có thể sử dụng một hay nhiều chất phụ gia có tên gọi không rõ ràng trên nhãn mác.

Các chuyên gia kêu gọi tăng cường minh bạch và thống nhất cách đặt tên các chất nhũ hóa, để người tiêu dùng hiểu rõ những gì họ đang sử dụng và có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với sức khỏe của mình./.

Bài liên quan
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
21/05/2025
Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý từ ngày 1/9 nhưng vẫn được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao dự toán ngân sách, được dùng con dấu.
21/05/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
21/05/2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
21/05/2025
Tin mới