Kit test, thuốc trị COVID-19 rao bán tràn lan: Mua dễ, hại khó lường

Tuyết Nhung - Trần Cường - Thứ hai, ngày 26/05/2025 00:00 GMT+7

Tình trạng rao bán tràn lan Kit test, thuốc trị COVID-19 không rõ nguồn gốc trên mạng đang khiến giới chuyên môn lo ngại về những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng.

Kit test, thuốc trị COVID-19 rao bán tràn lan: Mua dễ, hại khó lường
Hàng loạt hội nhóm rao bán thuốc điều trị và kit test COVID-19 xuất hiện, với đủ loại giá và lời quảng cáo hấp dẫn

Trước diễn biến số ca mắc COVID-19 có dấu hiệu tăng nhẹ, nhiều người dân bắt đầu tìm mua lại bộ test nhanh và thuốc điều trị. Trên các nền tảng mạng xã hội, chỉ cần vài thao tác tìm kiếm, hàng loạt hội nhóm rao bán thuốc điều trị và kit test COVID-19 xuất hiện, với đủ loại giá và lời quảng cáo hấp dẫn.

Chị Huyền cho biết dù trên mạng bán với giá rất "mềm", lại còn giao tại nhà, vừa nhanh vừa tiết kiệm nhưng bản thân rất hoang mang vì tình trạng thuốc giả bán tràn lan hiện nay.

''Mình sợ những hàng đó không rõ xuất xứ, không rõ nguồn gốc, sẽ nguy hại tới sức khỏe của gia đình'', chị Huỳnh Thị Huyền, quận 1, TP Hồ Chí Minh chia sẻ.

Anh Nguyễn Ngọc Trung, quận 6, TP. Hồ Chí Minh cho biết: ''Bản thân mình không mua và sử dụng những sản phẩm đó. Mình hiểu được cái này sẽ tai hại và nhiều khi nó có những cái tác dụng không tốt cho sức khỏe của gia đình''.

Các chuyên gia cảnh báo sử dụng thuốc và kit test không kiểm định có thể gây hậu quả nghiêm trọng như kết quả xét nghiệm sai lệch hoặc tác dụng phụ nguy hiểm.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Chi hội Truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cảnh báo: ''Thuốc trôi nổi không thể biết đó là thuốc thật hay được giả, thậm chí có những cái loại thuốc người ta tự cho là chữa được COVID-19 và chưa có được chứng minh thì không nên sử dụng bởi vì chắc chắn có hại chứ không có lợi. Nếu thuốc tân dược có thể có tác dụng phụ, có thể làm suy thận''.

Theo các chuyên gia y tế, COVID-19 đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, tương tự như cúm, sốt rét, sốt phát ban, sởi, tay chân miệng,... Do đó, khi có triệu chứng nghi nhiễm, điều quan trọng là bình tĩnh đi xét nghiệm, tuân thủ hướng dẫn y tế. Và nếu có điều trị, hãy để bác sĩ là người quyết định. Đừng để niềm tin vào mạng xã hội đánh đổi bằng sức khỏe của chính mình./.

Bài liên quan
Bộ Y tế yêu cầu Shopee, Lazada gỡ sản phẩm thực phẩm chức năng chưa công bố, ngừng kinh doanh hàng vi phạm và báo cáo kết quả xử lý trước 30/5/2025.
Bộ Y tế yêu cầu Shopee, Lazada gỡ sản phẩm thực phẩm chức năng chưa công bố, ngừng kinh doanh hàng vi phạm và báo cáo kết quả xử lý trước 30/5/2025.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi lô Hanayuki Conditioner do chứa chất không công bố, vi phạm chất lượng. Hai công ty liên quan bị tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
26/05/2025
Việt Nam hiện đứng thứ ba trong số các quốc gia nhận học bổng từ Chính phủ Pháp, với tổng ngân sách khoảng 2,5 triệu euro mỗi năm, chỉ xếp sau Trung Quốc và Brazil – một minh chứng cho sự phát triển bền vững của quan hệ hợp tác giáo dục song phương.
26/05/2025
Một nghiên cứu mới từ nhóm các nhà khoa học Ireland cho thấy các hóa chất tạo mùi trong thuốc lá điện tử, đặc biệt là diacetyl, có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng, dẫn đến căn bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn – thường được biết đến với tên gọi “phổi bỏng ngô”.
26/05/2025
Khoa Da liễu – Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi 10 tuổi bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa khi tắm biển, gióng lên hồi chuông cảnh báo về các tai nạn tiềm ẩn trong mùa du lịch biển.
26/05/2025
Tin mới