Lạm dụng bóng cười: Lời cảnh báo từ những ca bệnh nguy kịch

VTVTimes - Thứ ba, ngày 18/02/2025 22:29 GMT+7

Trong tháng đầu tiên của năm 2025, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận liên tiếp 3 bệnh nhân trẻ tuổi trong tình trạng nguy kịch, liên quan đến bóng cười.

Lạm dụng bóng cười: Lời cảnh báo từ những ca bệnh nguy kịch
Ảnh minh hoạ

3 ca bệnh nghiêm trọng chỉ trong 1 tháng

Bệnh nhân nữ V.M.C. (21 tuổi) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân có tiền sử sử dụng "bóng cười" và các chất kích thích, gần đây có xu hướng lệ thuộc nghiêm trọng. Trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân sử dụng "bóng cười" với tần suất cao, dẫn đến tình trạng mất ngôn ngữ, tổn thương não diện rộng. Kết quả chụp MRI sọ não ghi nhận tổn thương lan tỏa hai bán cầu và thể chai - dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng nề có thể để lại di chứng lâu dài.

Chỉ một tuần sau, bệnh nhân nam P.H.K. (21 tuổi) nhập viện với triệu chứng tê bì, yếu tứ chi, không thể tự đi lại. Bệnh nhân làm việc tại cơ sở kinh doanh "bóng cười" và có tiền sử sử dụng với số lượng lên tới 1.000 quả/tháng - con số đáng báo động. Trước đó, bệnh nhân đã từng nhập viện điều trị nhưng vẫn tiếp tục sử dụng do lệ thuộc và áp lực công việc.

Gần đây nhất, bệnh nhân nam V.Đ.M. (24 tuổi) nhập viện với triệu chứng tương tự ca bệnh P.H.K, bao gồm rối loạn vận động và cảm giác. Bệnh nhân có tiền sử sử dụng "bóng cười" liên tục trong 3 tháng. Kết quả chụp MRI tủy sống cho thấy tổn thương nghiêm trọng, kèm theo nhiều bất thường trong xét nghiệm máu.

Cả 3 bệnh nhân này đều được điều trị đáp ứng tương đối tốt, tuy nhiên, tiên lượng ở những người bệnh này là nguy cơ các tổn thương hệ thần kinh khác và các tàn phế vĩnh viễn sau này, nguy cơ tái phát vì không thể bỏ được sự phụ thuộc.

Bóng cười - một chất gây nghiện bị xem nhẹ

Theo Ths.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh cho biết: "Bóng cười (N₂O) là một loại khí không màu, vị ngọt nhẹ, vốn được sử dụng trong y tế cho mục đích gây mê, giảm đau. Tuy nhiên, khí này đang bị lạm dụng như một chất kích thích, tạo cảm giác hưng phấn, "phê" và gây cười không kiểm soát".

Cơ chế tác động của bóng cười gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng bao gồm thiếu hụt vitamin B12, tổn thương tủy sống và hệ thần kinh ngoại vi, rối loạn tâm thần và các vấn đề tim mạch.

"Đa số bệnh nhân cho biết hít bóng cười với mục đích giải trí, thư giãn hoặc do nghiện chất. Nhiều bệnh nhân có trình độ học vấn cao nhưng vẫn chủ quan, xem nhẹ tác hại của ‘bóng cười’, dẫn đến lạm dụng và để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Đây là chất có nguy cơ gây nghiện và tạo ảo giác, với xu hướng tăng liều theo thời gian" - bác sĩ Nghĩa nhấn mạnh.

Các trường hợp trên là hồi chuông cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của "bóng cười" đối với sức khỏe cộng đồng. Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo người dân, đặc biệt là giới trẻ không nên sử dụng "bóng cười" và các chất kích thích vì nó tiềm ẩn nguy cơ cao gây tổn hại hệ thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đồng thời nâng cao nhận thức, nên có lối sống lành mạnh bằng việc tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ./.

Bài liên quan
Trong bối cảnh AI đang tái định hình ngành du lịch toàn cầu, một nghịch lý đang diễn ra tại nhiều cơ sở đào tạo: sinh viên học ngành du lịch chưa biết cách ứng dụng AI, giảng viên thì đang loay hoay với sự bùng nổ công nghệ quá nhanh so với giáo trình. Nếu không kịp thời điều chỉnh, hệ thống đào tạo sẽ tiếp tục không kịp thích nghi với thị trường việc làm đang biến động từng ngày.
Trong bối cảnh AI đang tái định hình ngành du lịch toàn cầu, một nghịch lý đang diễn ra tại nhiều cơ sở đào tạo: sinh viên học ngành du lịch chưa biết cách ứng dụng AI, giảng viên thì đang loay hoay với sự bùng nổ công nghệ quá nhanh so với giáo trình. Nếu không kịp thời điều chỉnh, hệ thống đào tạo sẽ tiếp tục không kịp thích nghi với thị trường việc làm đang biến động từng ngày.
Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 mang đến nhiều thay đổi quan trọng theo hướng mở rộng quyền lợi, bảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế giữa các nhóm người tham gia. Đây được xem là bước tiến đáng kể trong lộ trình hiện đại hóa hệ thống an sinh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường tính bền vững của Quỹ Bảo hiểm y tế.
18/02/2025
Cái chết đột ngột của nữ diễn viên Shefali Jariwala ở tuổi 42 đang khiến dư luận Ấn Độ rúng động, không chỉ vì cô qua đời trong độ tuổi sung sức, mà còn vì những nghi vấn xoay quanh việc lạm dụng các phương pháp làm đẹp cấp tốc, tiêm truyền glutathione – xu hướng đang lan rộng trong giới nghệ sĩ và giới trẻ.
18/02/2025
Thông tư 26/2025/TT-BYT cho phép kê đơn tối đa 90 ngày cho một số bệnh mạn tính, giúp người bệnh đỡ đi lại, giảm tải bệnh viện, nhưng kèm theo nhiều yêu cầu quản lý chặt chẽ.
18/02/2025
Hai câu chuyện là hai trải nghiệm “kinh hoàng” khác nhau nhưng đều có điểm chung là xuất phát từ việc lạm dụng loại thuốc mà hàng triệu người trên thế giới vẫn sử dụng thường xuyên.
18/02/2025
Tin mới