Ngân hàng cắt giảm nhân sự: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số

Tâm Anh - Thứ hai, ngày 24/02/2025 07:53 GMT+7

Chuyển đổi số đang thay đổi mạnh mẽ ngành ngân hàng, kéo theo xu hướng tái cấu trúc nhân sự. Dù báo lãi lớn, nhiều ngân hàng vẫn cắt giảm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lao động ở các vị trí truyền thống, trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ ngày càng tăng. Đây không chỉ là bài toán tối ưu chi phí mà còn là chiến lược để thích nghi với mô hình ngân hàng số.

Ngân hàng cắt giảm nhân sự: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số
Ảnh minh họa: Người lao động

Việc chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số đang thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhân sự. Hàng loạt ngân hàng cắt giảm lao động ở các vị trí truyền thống để tinh gọn bộ máy, trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ tài chính lại tăng cao.

Báo cáo tài chính năm 2024 cho thấy nhiều ngân hàng dù lãi lớn vẫn giảm nhân sự. BIDV giảm gần 1.000 người, xuống còn 28.998 nhân viên; Sacombank cắt giảm hơn 400 người, còn 18.088 nhân viên. Trong số 27 ngân hàng niêm yết, xu hướng cắt giảm dao động từ vài chục đến vài trăm nhân sự.

Theo các chuyên gia, đây không đơn thuần là cắt giảm lao động mà là sự dịch chuyển từ mô hình cũ sang ngân hàng số. Nhân sự trong các phòng ban truyền thống bị ảnh hưởng, trong khi nhu cầu tuyển dụng ở các bộ phận công nghệ, tài chính số, quản trị dữ liệu lớn, AI và blockchain ngày càng cao.

Dự báo, trong bối cảnh tín dụng cần tăng trưởng trên 16%, các ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống số hóa, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghệ tài chính./.

Bài liên quan
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ khoáng sản của Công ty CP Đầu tư xây dựng bất động sản Trọng Tín, từng gây xôn xao dư luận địa phương.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ khoáng sản của Công ty CP Đầu tư xây dựng bất động sản Trọng Tín, từng gây xôn xao dư luận địa phương.
Giá vàng trong nước sáng 12/4 tăng mạnh theo đà thế giới, đưa vàng miếng SJC lên mức cao kỷ lục 106,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh lệch mua – bán hơn 3,5 triệu đồng/lượng khiến rủi ro thua lỗ ngắn hạn gia tăng đáng kể.
24/02/2025
Cuộc chiến thương mại leo thang đang đẩy đồng USD rơi vào vùng nguy hiểm. Khi Trung Quốc nâng thuế với hàng hóa Mỹ và các nhà đầu tư chuyển hướng sang tài sản trú ẩn an toàn, đồng bạc xanh đã rớt xuống mức thấp nhất trong sáu tháng.
24/02/2025
Sáng nay (11/4), giá vàng trong nước chạm mốc 106,4 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng trong nước cũng tăng mạnh.
24/02/2025
Chứng khoán Mỹ lại vừa có một phen chao đảo, khi cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh trong phiên giao dịch đêm 10/4 (theo giờ Việt Nam).
24/02/2025
Tin mới