"Peel da" tại nhà – phương pháp làm đẹp hay con dao hai lưỡi?

Thục Khuê (t/h) - Thứ năm, ngày 20/02/2025 22:29 GMT+7

Là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều người ưa chuộng, peel da giúp tái tạo làn da, hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề như mụn, thâm, sẹo và lão hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc tự thực hiện peel da tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được thực hiện đúng cách. Vậy peel da là gì, có nên tự làm tại nhà hay cần sự can thiệp của chuyên gia?

"Peel da" tại nhà – phương pháp làm đẹp hay con dao hai lưỡi?
Ảnh minh hoạ

Peel da, hay còn gọi là thay da sinh học, là một phương pháp tác động có kiểm soát lên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào chết, cải thiện sắc tố, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới. Theo ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thu Phương (Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai), đây là một trong những phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong cả điều trị bệnh da liễu lẫn chăm sóc thẩm mỹ. 

Có ba hình thức peel da phổ biến hiện nay, bao gồm peel hóa học, peel enzym và peel bằng laser, trong đó peel hóa học là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Peel hóa học hoạt động bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hoạt chất chuyên biệt, giúp loại bỏ lớp da cũ và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới sáng khỏe hơn.

Tùy vào tình trạng da và mục đích điều trị, peel da được chia thành ba cấp độ khác nhau. Peel nông thường được áp dụng để điều trị các vấn đề như mụn trứng cá, nám bề mặt, tăng sắc tố sau viêm hay đồi mồi. Peel trung bình thích hợp cho những người muốn cải thiện sẹo mụn, nám sâu, lão hóa nhẹ đến vừa. Trong khi đó, peel sâu được sử dụng trong các trường hợp lão hóa da nặng, nếp nhăn sâu hoặc sẹo mụn nghiêm trọng.

Mặc dù mang lại hiệu quả rõ rệt, nhưng không phải ai cũng có thể tự thực hiện peel da tại nhà. Hiện nay, các sản phẩm peel da được bày bán tràn lan trên thị trường, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng và an toàn. 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Phương, việc tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, và lâu dài làm da nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, nếu không đánh giá chính xác tình trạng da của mình, người dùng có thể vô tình làm tổn thương da, gây nám sạm, giãn mao mạch hoặc làm da yếu đi trầm trọng.

Một trong những nguy cơ lớn nhất khi peel da tại nhà là việc thực hiện sai kỹ thuật. Một số loại hoạt chất peel cần được trung hòa ngay sau khi sử dụng, nếu không có kiến thức và thực hiện không đúng cách, lớp da có thể bị tổn thương quá sâu, gây bỏng, thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn. 

Ngoài ra, nhiều yếu tố như chuẩn bị da trước khi peel, loại dụng cụ sử dụng, số lần quét dung dịch, lực tác động lên da, thời gian tiếp xúc… đều ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của phương pháp này. Các biến chứng thường gặp nếu peel sai cách bao gồm tăng sắc tố, nhiễm trùng, xuất hiện mụn ẩn (milia), viêm da dạng trứng cá và thậm chí là nhiễm độc hóa chất.

Để đảm bảo peel da an toàn và mang lại kết quả tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi người nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín hoặc phòng khám da liễu, nơi có các bác sĩ chuyên môn đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Một quy trình peel da đúng chuẩn không chỉ giúp da tái tạo khỏe mạnh mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng, mang lại làn da tươi mới và đều màu hơn. Thay vì chạy theo các sản phẩm peel da không rõ nguồn gốc hay các hướng dẫn không chuyên nghiệp trên mạng xã hội, việc lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia da liễu sẽ giúp bạn có một làn da đẹp một cách an toàn và bền vững hơn./.

Bài liên quan
Trong bối cảnh AI đang tái định hình ngành du lịch toàn cầu, một nghịch lý đang diễn ra tại nhiều cơ sở đào tạo: sinh viên học ngành du lịch chưa biết cách ứng dụng AI, giảng viên thì đang loay hoay với sự bùng nổ công nghệ quá nhanh so với giáo trình. Nếu không kịp thời điều chỉnh, hệ thống đào tạo sẽ tiếp tục không kịp thích nghi với thị trường việc làm đang biến động từng ngày.
Trong bối cảnh AI đang tái định hình ngành du lịch toàn cầu, một nghịch lý đang diễn ra tại nhiều cơ sở đào tạo: sinh viên học ngành du lịch chưa biết cách ứng dụng AI, giảng viên thì đang loay hoay với sự bùng nổ công nghệ quá nhanh so với giáo trình. Nếu không kịp thời điều chỉnh, hệ thống đào tạo sẽ tiếp tục không kịp thích nghi với thị trường việc làm đang biến động từng ngày.
Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 mang đến nhiều thay đổi quan trọng theo hướng mở rộng quyền lợi, bảo đảm công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế giữa các nhóm người tham gia. Đây được xem là bước tiến đáng kể trong lộ trình hiện đại hóa hệ thống an sinh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường tính bền vững của Quỹ Bảo hiểm y tế.
20/02/2025
Cái chết đột ngột của nữ diễn viên Shefali Jariwala ở tuổi 42 đang khiến dư luận Ấn Độ rúng động, không chỉ vì cô qua đời trong độ tuổi sung sức, mà còn vì những nghi vấn xoay quanh việc lạm dụng các phương pháp làm đẹp cấp tốc, tiêm truyền glutathione – xu hướng đang lan rộng trong giới nghệ sĩ và giới trẻ.
20/02/2025
Thông tư 26/2025/TT-BYT cho phép kê đơn tối đa 90 ngày cho một số bệnh mạn tính, giúp người bệnh đỡ đi lại, giảm tải bệnh viện, nhưng kèm theo nhiều yêu cầu quản lý chặt chẽ.
20/02/2025
Hai câu chuyện là hai trải nghiệm “kinh hoàng” khác nhau nhưng đều có điểm chung là xuất phát từ việc lạm dụng loại thuốc mà hàng triệu người trên thế giới vẫn sử dụng thường xuyên.
20/02/2025
Tin mới