Phát triển xanh - bền vững không còn là câu chuyện ước mơ và nhu cầu

Nhật Linh - Mỹ Hoa - Thứ ba, ngày 27/05/2025 21:03 GMT+7

Sáng ngày 27/5, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp cùng Viện tăng trưởng xanh toàn cầu và Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam”. Buổi hội thảo diễn ra với các phiên tham luận và phiên thảo luận bàn tròn giữa các đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,...

Phát triển xanh - bền vững không còn là câu chuyện ước mơ và nhu cầu
Ban tổ chức tặng hoa đại biểu và diễn giả tham dự Hội thảo (Ảnh: Nhật Linh)

Tham dự hội thảo, về phía cơ quan quản lý nhà nước có: Ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước); ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); ông Nguyễn Thăng Long, Vụ các định chế tài chính (Bộ Tài chính); ông Lê Xuân Chung, Giám đốc Trung tâm Vật lý hạt nhân, Viện khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Dự hội thảo, có ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh; ông Kwon Jae Haeng, Chủ tịch Uỷ ban hỗ trợ Kinh tế Hàn-Việt (KVECC) kiêm trưởng đại diện Tổ chức Đa văn hóa Hàn Quốc; bà Trần Bảo Minh, đại diện Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) Việt Nam; ông Trương Gia Bảo, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên chi Hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA); bà Phí Thị Minh Nguyệt, đại diện Tổ chức Climate Bond Innitiatives (CBI).

Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức cũng như cán bộ, giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, học viện và các cơ quan truyền thông, báo chí.

Khai mạc hội thảo, PGS. TS. Bùi Hữu Toàn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng nhấn mạnh:” Phát triển xanh, phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn không còn là ước mơ hay nhu cầu. Có thể khẳng định rằng, đó đã là vấn đề mang tính bắt buộc”.

4e6a3e05bda008fe51b1.jpg

PGS. TS. Bùi Hữu Toàn chủ trì buổi hội thảo. (Ảnh: Nhật Linh).

Ông Toàn cho rằng, nhân lực là nguồn tài nguyên chất lượng cao giữ vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi sang phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Theo ông, phát triển xanh không nhất thiết phải bắt đầu từ những điều to tát, mà có thể bắt đầu từ những hành động cụ thể, thiết thực như xử lý nước thải. Khi đã có nhân lực, việc tiếp theo phải là phát triển và đào tạo. Quan điểm PGS. TS. Bùi Hữu Toàn rõ ràng:” "Câu chuyện đào tạo không chỉ là giải pháp ngắn hạn mà phải là chiến lược dài hạn”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nêu rõ một số giải pháp để tận dụng được các nguồn tài chính xanh, từ đó có thể thực hiện được cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Trong đó, hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tạo nền tảng pháp lý toàn diện và thống nhất là một trong các giải pháp quan trongj để giúp đạt được mục tiêu tài chính xanh.

Theo ông Quang, hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn đã đề cập tới các vấn đề về tài chính xanh nhưng các khái niệm khác cấu thành nên tài chính xanh thì chưa rõ ràng như “Qũy đầu tư xanh”, “Thế chấp xanh”, hay là ”Chứng chỉ và đảm bảo xanh”,...

‘Có rất nhiều yếu tố cấu thành, nhưng chưa được đề cập. Vì vậy, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý” - ông Quang nhấn mạnh. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã trình Chính phủ xem xét bộ tiêu chí tài chính xanh, trong đó có 45 loại hình dự án đầu tư thuộc 7 lĩnh vực xem xét được cấp tài chính xanh.

2456fa31369583cbda84.jpg

Ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nêu quan điểm tại hội thảo. (Ảnh: Nhật Linh).

Cũng theo ông Quang, chuyển dịch năng lượng từ nâu sang xanh là quá trình quan trọng và cũng đầy những khó khăn, phải mất thời gian, công nghệ, tài chính…

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới để đạt phát thải ròng bằng 0 thì từ nay đến 2040 Việt Nam cần 360 tỷ USD, trong khi GDP khoảng 450-500 tỷ USD.

Như vậy, con số để chuyển đổi rất lớn, cần huy động cả hệ thống chính trị, tư nhân, các định chế tài chính,…

Một giải pháp nữa được ông Nguyễn Tuấn Quang đề cập tại hội thảo là hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung phát triển hạ tầng xanh, phát thải các-bon thấp. Các dự án đầu tư ngoài việc đóng góp cho các mục tiêu phát triển thì cần gắn với cam kết toàn cầu về khí hậu và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thí điểm thị trường các-bon trong năm 2025 để tiến tới áp dụng chính thức. Trong bối cảnh đó, tài chính xanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường.

Bên cạnh việc thúc đẩy cơ chế tài chính, cần nâng cao nhận thức người tiêu dùng để tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án bền vững. Đồng thời, việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hơn nữa, tăng cường hợp tác toàn cầu là yếu tố then chốt để tiếp cận nguồn vốn xanh và thúc đẩy phát triển bền vững.

f6b33900aaa41ffa46b5.jpg

Ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước trao đổi tại hội thảo. (Ảnh: Nhật Linh).

Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho hay, thực trạng của thị trường vốn xanh hiện nay còn nhiều hạn chế và thách thức.

Theo ông Hòa, thị trường vốn xanh tại Việt Nam đang thiếu bộ khung tiêu chí phân loại xanh (Green Texonomy); thiếu các dữ liệu chuẩn có tính so sánh (baseline); thiếu các hoạt động đánh giá và xác nhận độc lập; các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đang trong quá trình hoàn thiện; lợi ích cho doanh nghiệp (Greenium) còn chưa được chứng minh một cách khoa học và rõ ràng.

Bên cạnh các khó khăn, ông Tô Trần Hòa cũng chia sẻ thêm về hướng đi cũng như kế hoạch tiếp theo của Ủy ban chứng khoán Nhà nước để phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam.

Cụ thể, đối với các doanh nghiệp có dự án án xanh, cần phải công bố thông tin minh bạch đầy đủ và chính xác; Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng sẽ nghiên cứu chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng đầu tư vào dự án xanh;

Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng sẽ hoàn thiện và cơ cấu lại Chỉ số phát triển bền vững (VNSI); Triển khai Quyết định số 232/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

01c7093aba9d0fc3568c.jpg

Bà Trần Bảo Minh - Cán bộ tài chính bền vững, Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu (GGGI Việt Nam) phát biểu tại hội thảo.

Bà Trần Bảo Minh, Cán bộ tài chính bền vững, Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu (GGGI Việt Nam) cho biết, GGGI là một tổ chức quốc tế, liên chính phủ được thành lập năm 2012, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững Rio +20. Đến nay, GGGI có 51 quốc gia thành viên trên toàn thế giới.

Việt Nam là một trong những nước sáng lập và là đối tác quan trọng của các quốc gia thành viên trên toàn thế giới.

Thời gian qua, đơn vị này đã nỗ lực thực hiện sứ mệnh tăng trưởng xanh giúp các thành viên tăng trưởng bền vững. Trong thời gian đầu hoạt động, GGGI Việt Nam chủ yếu hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, tài chính bền vững, khởi nghiệp.

Theo bà Minh, GGGI Việt Nam sẵn sàng tham gia hỗ trợ phát hành trái phiếu xanh từ 2022 đến nay.

“GGGI đang thực hiện nhiều dự án hỗ trợ tăng trưởng xanh tại Việt Nam như: Chương trình sẵn sàng cho trái phiếu xanh Việt Nam (từ 2020-2025) với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh” - Bà Trần Bảo Minh chia sẻ;

Bên cạnh đó, GGGi còn có các dự án hỗ trợ phát triển hệ thống giao dịch phát thải của Việt Nam với mục tiêu phát triển hệ thống giao dịch các-bon cấp quốc gia nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt cam kết giảm phát thải nhà kính; Dự án thúc đẩy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng với mục tiêu hỗ trợ và tăng cường phát triển các doanh nghiệp khởi nguồn đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng (2022-2025); Dự án làm mát đô thị bền vững tại Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam giải quyết nhu cầu về làm mát bền vững theo cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (2022-2025).

dcc6c4425ee5ebbbb2f4.jpg

Buổi hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều vấn đề, giải pháp được nêu ra bởi các chuyên gia, đại diện cơ quan, doanh nghiệp. (Ảnh: Nhật Linh).

Tại buổi trao đổi, các đại biểu đã tích cực chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng như khung lý luận và pháp lý toàn diện cho tài chính xanh, nêu rõ vai trò của các cơ quan điều tiết nhà nước trong thúc đẩy tín dụng và đầu tư xanh, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp, cũng như ứng dụng công nghệ trong quản lý và triển khai các công cụ tài chính xanh.

Các đại biểu cũng chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy tài chính xanh và quản trị ESG để từ đó rút ra bài học phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Phát biểu kết luận, PGS. TS. Bùi Hữu Toàn, Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, kiêm chủ trì buổi hội thảo, đánh giá cao chất lượng các tham luận và tinh thần làm việc trách nhiệm của các đại biểu.

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp với 5 phiên thảo luận chuyên đề, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện cơ quan quản lý và doanh nghiệp, qua đó chia sẻ những thông tin thiết thực và hữu ích phục vụ cho quá trình triển khai chính sách, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Có thể thấy, hành trình phát triển tài chính xanh tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều thách thức, từ hạn chế nguồn vốn đến thiếu cơ chế giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, với những giải pháp, lộ trình rõ ràng từ các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tiềm năng, kết hợp với hợp tác quốc tế, cùng sự chủ động trong chuyển đổi mô hình, tài chính xanh hoàn toàn có thể trở thành động lực kinh tế mới. Quan trọng nhất là cần biến các chính sách thành hành động cụ thể, đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Bài toán cân bằng giữa lợi ích kinh tế và môi trường đã có lời giải - có thể nói rằng, bây giờ là thời điểm để hiện thực hóa nó.

Bài liên quan
Theo Hải quan Việt Nam, tháng 4/2025, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đạt gần 175 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm đạt 640 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Theo Hải quan Việt Nam, tháng 4/2025, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đạt gần 175 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm đạt 640 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Thêm một mặt hàng nông sản được xuất khẩu ra các nước trên thế giới là sản phẩm hành tím Ninh Hải của tỉnh Ninh Thuận.
27/05/2025
Từ ngày 5/5 vừa qua, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp...
27/05/2025
Để đạt được mục tiêu thặng dư thương mại hàng hóa 30 tỷ USD trong năm nay, doanh nghiệp cần nhanh chóng đa dạng hóa thị trường, linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan...
27/05/2025
Bạn có bao giờ tự hỏi một viên kim cương, một chiếc túi xách hàng hiệu đã trải qua những công đoạn nào, được làm từ đâu và trong điều kiện nào không? Giờ đây, mọi thông tin về "cuộc đời" sản phẩm đều có thể được hé lộ chỉ bằng một mã QR.
27/05/2025
Tin mới