Thái Lan bùng phát COVID-19 do biến thể mới Omicron XEC

VTVTimes - Chủ nhật, ngày 18/05/2025 08:46 GMT+7

Nguồn tin từ Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan.

Thái Lan bùng phát COVID-19 do biến thể mới Omicron XEC
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan, số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến ngày 14/5/2025.

Theo Trung tâm thông tin COVID-19, số ca mắc tiếp tục tăng, với hai đợt bùng phát cụm đáng kể được xác định. Đợt bùng phát mới diễn ra sau kỳ nghỉ lễ Songkran (tuần 16), trong đó số ca mắc tăng đều đặn.

Dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan trong tháng 1 và tháng 2 năm nay. Giới chức y tế kêu gọi công chúng tiếp tục cảnh giác, theo dõi các triệu chứng, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở những nơi đông người.

Biến thể XEC là chủng tái tổ hợp mới xuất hiện của Omicron, lần đầu tiên được xác định tại Đức vào tháng 6/2024. Đây là giống lai của hai biến thể phụ: KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE). XEC mang nhiều đột biến cho phép lây truyền nhanh hơn và hiện đã được phát hiện ở ít nhất 15 quốc gia trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Dữ liệu từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC lây lan nhanh hơn 84 - 110% so với các biến thể phụ Omicron khác, chiếm 10 - 20% số ca nhiễm mới ở một số khu vực.

Các triệu chứng nhiễm XEC bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hoặc vị giác, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm tiêm vaccine và tiêm liều tăng cường, đeo khẩu trang ở những nơi đông người, rửa tay thường xuyên, duy trì khoảng cách vật lý, cách ly nếu xuất hiện các triệu chứng./.

Trong bối cảnh Thái Lan đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới, Bộ trưởng Y tế Công cộng Somsak Thepsutin ngày 9/5 đã trấn an người dân rằng không cần phải hoảng loạn. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù số ca mắc vẫn ở mức cao, nhưng phần lớn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ và bệnh hiện đã được phân loại là bệnh đặc hữu.

Ông Somsak cho rằng sự gia tăng số ca nhiễm có thể do các yếu tố mùa vụ và các cuộc tụ tập đông người. Ông kêu gọi người dân không nên hoảng loạn và tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát dịch bệnh.

Tình hình dịch bệnh đang đặt ra những thách thức lớn đối với chính phủ Thái Lan trong việc duy trì ổn định xã hội và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Bài liên quan
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
18/05/2025
Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý từ ngày 1/9 nhưng vẫn được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao dự toán ngân sách, được dùng con dấu.
18/05/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
18/05/2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
18/05/2025
Tin mới