Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả năm 2023 sau 11 tháng đầu năm 2024

Tâm Anh (t/h) - Thứ bảy, ngày 07/12/2024 12:31 GMT+7

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 122,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả năm 2023 sau 11 tháng đầu năm 2024
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 13,5 tỷ USD, tăng 7,3%, trong khi xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 95,4 tỷ USD, tăng 26,7%.

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ và là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Hoa Kỳ tại khu vực ASEAN. Đặc biệt, Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, các mặt hàng trong top 15 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có kim ngạch tăng trưởng mạnh mẽ, đáng chú ý là đồ gỗ nội thất, với mức tăng trưởng 23,9%, đạt 9,57 tỷ USD; máy móc, thiết bị quang học, đo lường y tế, tăng 15,6%, đạt 1,18 tỷ USD; máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa, các loại máy văn phòng, máy in, dụng cụ cầm tay, khí nén thủy lực tăng 78,5%, đạt 20,6 tỷ USD; giày dép tăng 14%, đạt 6,7 tỷ USD.

Tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ 2024, tổ chức vào ngày 6/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023 đã tạo nền tảng vững chắc, thúc đẩy hợp tác sâu rộng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư.

Tuy nhiên, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cảnh báo về nguy cơ Việt Nam bị áp thuế tương tự Trung Quốc (15%) nếu thâm hụt thương mại không cải thiện. Điều này có thể ảnh hưởng đến tất cả hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, không chỉ các mặt hàng liên quan đến Trung Quốc.

Một vấn đề đáng lo ngại là khả năng Việt Nam trở thành địa điểm trung chuyển hàng hóa để lẩn tránh thuế, khi Trung Quốc bị đánh thuế cao hơn, dẫn đến sự dịch chuyển mạnh mẽ của các dự án đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát các dự án đầu tư và sàng lọc vốn để tránh rủi ro này.

Như vậy, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt qua con số của năm 2023, đạt 122,4 tỷ USD so với 111 tỷ USD trong năm 2023.

Bài liên quan
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của nền công nghiệp và việc làm của Hàn Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của nền công nghiệp và việc làm của Hàn Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
07/12/2024
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
07/12/2024
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
07/12/2024
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
07/12/2024
Tin mới