TP.HCM phát hiện hơn 2.300 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Thục Khuê (t/h) - Thứ hai, ngày 16/12/2024 14:51 GMT+7

Trong năm 2024, TP.HCM đã kiểm tra gần 57.000 cơ sở thực phẩm, phát hiện 2.389 cơ sở vi phạm và xử phạt hơn 1.000 cơ sở với tổng số tiền trên 5,8 tỷ đồng.

TP.HCM phát hiện hơn 2.300 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Ảnh minh họa.

Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM vừa công bố báo cáo công tác kiểm tra và hậu kiểm trong năm 2024. Theo đó, thành phố đã kiểm tra 56.944 cơ sở, phát hiện 2.389 cơ sở vi phạm và xử phạt 1.096 cơ sở với tổng số tiền hơn 5,872 tỷ đồng. Lực lượng chức năng cũng buộc tiêu hủy hơn 1,7 tấn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, đình chỉ hoạt động 4 cơ sở và chuyển một số vụ việc nghiêm trọng sang cơ quan điều tra.

Ngoài việc xử lý vi phạm, thành phố đã tập trung vào công tác hậu kiểm. Trong 5.785 hồ sơ tự công bố sản phẩm, chỉ có 2 trường hợp không đạt. Các hồ sơ này đã được giám sát, hướng dẫn để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Trong năm 2025, TP.HCM tiếp tục siết chặt quản lý an toàn thực phẩm thông qua thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu kiểm nghiệm. Thành phố sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương để kịp thời ngăn chặn thực phẩm không đạt chuẩn lưu thông trên thị trường, đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng các tiêu chuẩn như ISO, HACCP, VietGAP…

Đặc biệt, công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm sẽ được đẩy mạnh, nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm. Các bếp ăn trường học, bệnh viện và cơ sở sản xuất thực phẩm lớn cũng được yêu cầu sử dụng nguyên liệu an toàn từ các đơn vị được chứng nhận.

Bài liên quan
Các quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã được chuẩn hóa và số hóa.
Các quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã được chuẩn hóa và số hóa.
Australia đã mở cửa thị trường cho quả vải tươi Việt Nam từ năm 2015. Cho đến nay, số lượng quả vải tươi của Việt Nam nhập khẩu sang Australia ngày càng tăng và đặc biệt, năm nay, siêu thị Costco nhập một lượng hàng lớn để phân phối trên toàn bộ hệ thống tại Australia.
16/12/2024
Việc chủ động trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp của ngành dệt may và da giày tận dụng được các lợi thế phát triển.
16/12/2024
Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.
16/12/2024
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
16/12/2024
Tin mới