Việt Nam và Mỹ thống nhất giải pháp cho tranh chấp thuế chống bán phá giá cá tra, basa

Tâm Anh (t/h) - Thứ ba, ngày 21/01/2025 21:39 GMT+7

Việt Nam và Mỹ vừa đạt thỏa thuận song phương giải quyết tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO, thể hiện nỗ lực đàm phán tích cực và thiện chí hợp tác từ cả hai phía.

Việt Nam và Mỹ thống nhất giải pháp cho tranh chấp thuế chống bán phá giá cá tra, basa
Ảnh minh hoạ.

Ngày 17/1, tại Washington, Bộ Công Thương Việt Nam, đại diện cho Chính phủ, đã ký kết Thỏa thuận song phương với Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) về việc áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam. Với thỏa thuận này, hai bên chính thức khép lại vụ tranh chấp DS536 tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

hh.jpg

Đoàn công tác của Bộ Công Thương cùng đại diện Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam và lãnh đạo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Văn phòng Đại diện thương mại Hoa kỳ tham gia buổi ký kết.

Theo thỏa thuận, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn – nhà xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam – được đưa ra khỏi danh sách áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu vào Mỹ. Đây là thành quả đáng ghi nhận sau quá trình Việt Nam khởi kiện Mỹ lên WTO từ năm 2018, cho rằng các quy định về áp thuế chống bán phá giá của Mỹ không phù hợp với quy tắc WTO.

Năm 2020, sau khi Ban Hội thẩm WTO gửi dự thảo phán quyết vụ việc, Mỹ đã đề xuất hoãn công bố chính thức để cùng Việt Nam tìm kiếm giải pháp song phương. Kết quả này đánh dấu lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận tương tự, sau vụ tranh chấp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm vào năm 2016.

Việc đạt được thỏa thuận không chỉ phản ánh thiện chí hợp tác của cả hai nước mà còn thể hiện sự tuân thủ quy định WTO từ phía Mỹ, góp phần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

Về phía Việt Nam, thành công này là nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, đội ngũ luật sư tư vấn, và các doanh nghiệp ngành thủy sản. Đặc biệt, vai trò tích cực của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia được ghi nhận.

Giải pháp song phương này nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho năng lực sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hiệu quả của Việt Nam./.

Bài liên quan
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
21/01/2025
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
21/01/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
21/01/2025
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tái khởi động hàng loạt đòn thuế nhằm vào hàng hóa nước ngoài, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng những thay đổi này có thể khiến nước Mỹ rơi vào một kịch bản kinh tế rủi ro cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ qua.
21/01/2025
Tin mới