Xuất khẩu thủy sản ghi nhận tín hiệu tích cực đầu năm 2025

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ tư, ngày 05/02/2025 10:02 GMT+7

Ngành thủy sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đầu năm, củng cố triển vọng cán mốc xuất khẩu 11 tỷ USD trong năm nay, tương đương với mức đạt được vào năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận tín hiệu tích cực đầu năm 2025
Ảnh minh hoạ.

Tháng 1/2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ghi nhận sự sụt giảm ở nhiều ngành hàng chủ lực do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đã được đáp ứng từ trước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 5 tỷ USD, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông sản đạt 2,6 tỷ USD, giảm hơn 6%, trong đó hai ngành có mức tăng trưởng là thủy sản và muối.

Xét theo khu vực thị trường, kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ, châu Á và châu Âu có dấu hiệu giảm sút. Ngược lại, xuất khẩu sang châu Phi và châu Đại Dương tăng hơn 31%, cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường tại các khu vực này.

Thủy sản giữ đà tăng trưởng, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD

Ngành thủy sản tiếp tục khởi sắc trong tháng đầu năm, củng cố triển vọng xuất khẩu đạt 11 tỷ USD trong năm 2025, tương đương mức cao nhất từng ghi nhận vào năm 2022. Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Điều này phản ánh chiến lược phát triển bền vững và gia tăng giá trị sản phẩm đang phát huy hiệu quả.

Xuất khẩu thủy hải sản tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực trong đầu năm 2025.webp

Xuất khẩu thủy hải sản tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực trong đầu năm 2025. (Ảnh minh họa)

Tại khu vực Nam Trung Bộ, thị trường thủy sản đầu năm đã có những tín hiệu tích cực. Đáng chú ý, Công ty Thủy sản khô Gia Bảo (Ninh Thuận) vừa ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp sang Nga, thay vì thông qua trung gian như trước. Thành công này đến từ việc doanh nghiệp cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu truy xuất được nguồn gốc và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Trong lĩnh vực nuôi trồng, mô hình nuôi biển công nghệ cao đang được ngư dân Nam Trung Bộ tích cực đón nhận. Phương pháp này giúp nâng cao năng suất, giảm tác động môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hướng đến phát triển bền vững. Các công nghệ hiện đại như lồng nuôi thông minh, cảm biến theo dõi chất lượng nước, tự động hóa quy trình cho ăn và giám sát từ xa bằng IoT đang dần được áp dụng.

Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đang tích cực đầu tư vào hạ tầng nghề cá, cảng biển. Đồng thời, nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để hiện đại hóa tàu thuyền, chuyển đổi từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ đang được triển khai.

Nâng cao chất lượng để đáp ứng thị trường

Dù có nhiều cơ hội phát triển, nhưng sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm qua, ngành thủy sản đang đối mặt với nguy cơ vi phạm tiêu chuẩn khi một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất nhưng chưa chú trọng đến kiểm soát chất lượng.

Do đó, việc tìm kiếm giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu trong năm nay. Cùng với đó, ngành thủy sản cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) để sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" từ EU. Một số địa phương đã triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề cá gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ngoài ra, ngành thủy sản đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết, đặc biệt với các loài có giá trị kinh tế cao và tiềm năng nuôi trồng theo hướng công nghiệp.

Với những bước chuyển mình mạnh mẽ, khu vực Nam Trung Bộ ngày càng khẳng định vị thế là trung tâm thủy sản của cả nước. Việc phát triển bền vững không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài mà còn giúp ổn định sinh kế cho ngư dân và bảo vệ môi trường biển.

Năm 2025 hứa hẹn là một năm triển vọng cho ngành thủy sản khi các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông. Trong tháng 1/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 400 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước – một tín hiệu tích cực mở ra nhiều kỳ vọng cho cả năm.

Bài liên quan
Ngày 17/4 (giờ Mỹ), Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra cảnh báo rằng làn sóng căng thẳng thương mại – đặc biệt từ chính sách thuế quan cứng rắn của Mỹ – có nguy cơ kéo giảm đà phục hồi kinh tế toàn cầu và khiến lạm phát gia tăng.
Ngày 17/4 (giờ Mỹ), Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra cảnh báo rằng làn sóng căng thẳng thương mại – đặc biệt từ chính sách thuế quan cứng rắn của Mỹ – có nguy cơ kéo giảm đà phục hồi kinh tế toàn cầu và khiến lạm phát gia tăng.
Tín dụng đến cuối quý 1 năm nay đã tăng khoảng 3,9% so với cuối năm 2024. Ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm.
05/02/2025
Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng chính thức được khởi công tại điểm đầu nút giao Mai Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong 80 công trình chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy hạ tầng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình và khu vực Đồng bằng sông Hồng.
05/02/2025
Thái Lan sẵn sàng ủng hộ cách tiếp cận tập thể của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong tiến trình đàm phán với Mỹ.
05/02/2025
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của nền công nghiệp và việc làm của Hàn Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
05/02/2025
Tin mới