Xuất khẩu dệt may lãi lớn ở quý đầu năm

Theo Báo đầu tư - Chủ nhật, ngày 11/05/2025 10:02 GMT+7

Ngành dệt may Việt Nam mở màn năm 2025 đầy ấn tượng khi kim ngạch xuất khẩu quý I đạt gần 8,7 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu dệt may lãi lớn ở quý đầu năm
Doanh nghiệp dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực ngay từ đầu năm.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực ngay trong quý đầu tiên. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.268 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất tăng vọt lên 172 tỷ đồng, gấp gần 4 lần (tăng 372%) so với quý I/2024.

Theo lãnh đạo Vinatex, hầu hết các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã nhận đủ đơn hàng đến hết quý II/2025 và đang giao dịch cho quý III/2025. Tuy nhiên, trong quý I, các đơn hàng có xu hướng đẩy nhanh tiến độ giao hàng để hạn chế tác động nếu có của chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump.

Bức tranh khởi sắc này cũng được thể hiện rõ nét tại Công ty cổ phần May Sông Hồng, một trong những đơn vị có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao nhất ngành, lên tới 80%. Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong quý I đạt hơn 1.017 tỷ đồng, tăng gần 34,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt gần 86,3 tỷ đồng, tăng gần 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, quý I/2025 công ty ký được nhiều đơn hàng nên doanh thu tăng. Đồng thời, công ty tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.

Một điểm sáng khác trong ngành là Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công. Trong quý đầu năm ghi nhận doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ, lên gần 1.011 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 78,5 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cho hay, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã tiếp nhận khoảng 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý II. Đồng thời đã và đang tiếp nhận đơn hàng cho quý III/2025.

Tuy vậy, trước bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ có thể tiếp tục biến động khó lường, Thành Công đã chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường. Trong đó đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các nước EU, thị trường CPTTP, Trung Đông, Nam Mỹ… để bù đắp cho việc thiếu hụt đơn hàng do việc áp thuế quan từ Mỹ.

“Bên cạnh đó, chúng tôi tăng cường đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là những phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao, tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất, tối ưu hoá chi phí, phát triển thị trường nội địa… nhằm mang lại giá trị gia tăng cho cổ đông, nhà đầu tư”, ông Trần Như Tùng nhấn mạnh./. 

Bài liên quan
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, đầu vụ ép đến ngày 30/4, lượng đường sản xuất của các nhà máy đạt gần 1,1 triệu tấn đường nhưng hiện tồn kho lên đến 73%.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, đầu vụ ép đến ngày 30/4, lượng đường sản xuất của các nhà máy đạt gần 1,1 triệu tấn đường nhưng hiện tồn kho lên đến 73%.
Không phủ nhận Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam. Trong bối cảnh thuế quan hết sức căng thẳng từ Hoa Kỳ, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước các thách thức. Hơn lúc nào, ngành da giày phải có những thích nghi để vượt khó.
11/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy biến động, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế.
11/05/2025
Gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 51% GDP. Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
11/05/2025
Theo các chuyên gia, vẫn cần những chính sách vĩ mô từ Chính phủ để kích cầu tiêu dùng trong nước, như kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng và chính sách tín dụng.
11/05/2025
Tin mới