Doanh nghiệp tận dụng FTA để gia tăng xuất khẩu

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ tư, ngày 07/05/2025 11:25 GMT+7

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy biến động, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp tận dụng FTA để gia tăng xuất khẩu
Doanh nghiệp chủ động tận dụng FTA nhằm gia tăng xuất khẩu - Ảnh minh họa.

Theo Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt trên 30 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình 15,5% mỗi năm. Kết quả tích cực này phần lớn nhờ vào việc tận dụng các ưu đãi từ 17 FTA mà Việt Nam đã ký kết với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới.

Trả lời TTXVN, ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu – Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngành công thương tỉnh đã chủ động cung cấp thông tin về thị trường, tổ chức các hội nghị tập huấn để phổ biến kiến thức về FTA, các hiệp định thế hệ mới, cũng như cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại có thể phát sinh từ các nước nhập khẩu.

Việc nắm rõ quy tắc xuất xứ, lộ trình cam kết và quy định kỹ thuật là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ FTA. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và đầu tư công nghệ hiện đại.

Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh là một trong những đơn vị điển hình. Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Phạm Minh Tôn – Giám đốc công ty, doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng cách mở rộng sang các thị trường ngách và thị trường truyền thống thông qua tận dụng triệt để ưu đãi từ các FTA.

Tương tự, các doanh nghiệp ngành dệt may cũng chủ động nhập nguyên liệu thô để đảm bảo quy tắc xuất xứ. Các chuyên gia cho biết, việc nhập bán thành phẩm cần thận trọng và doanh nghiệp nên tham khảo cơ quan chức năng trước khi thực hiện để đảm bảo đủ điều kiện cấp chứng nhận xuất xứ (C/O).

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức từ các chính sách thuế quan biến động, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì. Một số đơn vị ghi nhận mức giảm đến 30–50% sản lượng đơn hàng. Để ứng phó, doanh nghiệp đang chuyển hướng sang thị trường nội địa và các thị trường có ưu đãi thuế, đồng thời xây dựng chiến lược dài hạn để giảm phụ thuộc vào chính sách bên ngoài.

Ông Hà Thọ Bảo – Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Miza Nghi Sơn – chia sẻ trên TTXVN, đơn vị đang tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA trong khu vực châu Á và mở rộng tiếp cận thị trường châu Âu nhằm đa dạng hóa đơn hàng và nâng cao sức cạnh tranh./. 

Bài liên quan
Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.
Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
07/05/2025
Hiện nay, nhiều loại trái cây đặc sản ở tỉnh Đồng Tháp tiếp tục giảm giá sâu, khiến nhà vườn thua lỗ nặng.
07/05/2025
Từ tháng 6 đến tháng 7, măng cụt bước vào chính vụ thu hoạch tại xã Tam Ngãi, tỉnh Vĩnh Long - một trong những vùng trồng măng cụt nổi tiếng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thay vì không khí thu hoạch rộn ràng như mọi năm, nhiều nhà vườn năm nay lặng lẽ vì mất mùa nặng.
07/05/2025
Riêng đối với sầu riêng đông lạnh, Việt Nam đã xuất khẩu được 388 lô với sản lượng 14.282 tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2024.
07/05/2025
Tin mới