Không chủ quan với nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát

VTVTimes - Thứ năm, ngày 10/04/2025 07:14 GMT+7

Gần đây, số trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An có xu hướng tăng lên rõ rệt, đáng nói là tỷ lệ bệnh tái phát gặp khá nhiều.

Không chủ quan với nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát
Hình minh hoạ

Anh Đ.D.Đ. (trú tại Hà Tĩnh) than thở rằng, con gái anh là bé Đ.P.B.K. (9 tuổi) bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát lần thứ 4; điều trị lần đầu vào tháng 9/2024 đã khỏi; sau đó tiếp tục tái phát và điều trị 2 lần tại bệnh viện. Lần này, bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, không tiểu đau tiểu dắt, xét nghiệm có bạch cầu trong nước tiểu tăng, chỉ số nhiễm trùng máu rất cao.

Tại đây, bé được chỉ định chụp X-quang niệu đạo, bàng quang ngược dòng để tìm nguyên nhân. Kết quả cho thấy, bé bị trào ngược bàng quang niệu quản 2 bên, bên trái độ IV.

Theo các bác sĩ Khoa Tim mạch - Thận, nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, kèm theo sốt cao sẽ hình thành nên các tổn thương ở thận dưới dạng sẹo. Theo thời gian, những vết sẹo thận này có thể làm tăng huyết áp, protein niệu, bệnh thận mạn tính…

Trong số các yếu tố nguy cơ kể trên thì thường gặp nhất đó là bệnh lý trào ngược bàng quang niệu quản. Đây là hiện tượng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến một hoặc hai niệu quản, thậm chí có thể ngược lên đến thận. Bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tình trạng kéo dài sẽ gây tổn thương cho thận. Trào ngược bàng quang niệu quản thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không thể phát hiện được bằng siêu âm tại thời điểm, do đó rất nhiều trường hợp bị bỏ sót chẩn đoán. Nếu không được phát hiện và điều trị trẻ sẽ bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường xuyên, hậu quả dẫn đến sẹo thận, giảm chức năng thận. Trẻ có bệnh lý này tùy lứa tuổi và mức độ trào ngược sẽ phải dùng kháng sinh dự phòng, nếu mức độ nặng cần phải phẫu thuật trồng lại niệu quản.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có sốt tái phát cần phải tìm nguyên nhân tiềm ẩn; Đặc biệt là bệnh lý trào ngược bàng quang niệu quản, ngay cả khi siêu âm bình thường trẻ cũng cần được chụp bàng quang ngược dòng để khẳng định chẩn đoán. Từ đó đưa ra phương án dự phòng kháng sinh hoặc phẫu thuật triệt để, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, giảm nguy cơ tổn thương thận cho trẻ./.

Bài liên quan
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) vừa công bố phát hiện hợp chất tự nhiên silybin có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư gan.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) vừa công bố phát hiện hợp chất tự nhiên silybin có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư gan.
Áp xe vú là một trong những biến chứng hậu sản khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
10/04/2025
Tất cả giáo viên công lập phải làm bài khảo sát năng lực tiếng Anh, là đợt rà soát quy mô nhất của ngành giáo dục.
10/04/2025
Tính đến 17h ngày 15/4, đã có 160.435 thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên Hệ thống Quản lý thi.
10/04/2025
Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản báo cáo về tình hình triển khai việc dạy học 2 buổi/ngày đối với các cơ sở giáo dục phổ thông.
10/04/2025
Tin mới