Nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc

03/10/2024

VTV.vn - Chỉ trong tháng 9, xuất khẩu rau quả thu về gần 1,2 tỷ USD tăng mạnh 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây lần đầu tiên ngành hàng rau quả ghi nhận kim ngạch xuất khẩu 1 tháng vượt qua mốc 1 tỷ USD đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng kim ngạch của cả năm ngoái.

10 thị trường chính nhập khẩu rau quả Việt Nam, hầu hết đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Trung Quốc là thị trường lớn nhất với kim ngạch 9 tháng tăng 36%. Các thị trường khác như Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Thái Lan cũng ghi nhận tăng trưởng từ 35% đến 90%.

Ngành rau quả cần cải thiện chất lượng và sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sầu riêng tiếp tục lập kỷ lục mới

Nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc - Ảnh 1.

Sầu riêng tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc khi chi đến vài tỷ USD mỗi năm cho mặt hàng này. Lượng sầu riêng mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN.

Năm ngoái, xuất khẩu sầu riêng đạt 2,24 tỷ USD và trở thành loại trái cây tỷ USD mới và đứng đầu danh sách rau quả xuất khẩu. Đến hết 9 tháng năm nay, kim ngạch đã đạt 2,5 tỷ USD.

Xuất khẩu sầu riêng dự báo sẽ vượt 3 tỷ USD trong năm nay nhờ vào vụ thu hoạch lớn từ Gia Lai và Lâm Đồng. Dự kiến xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sẽ đạt 400 - 500 triệu USD trong năm nay.

Tăng tốc xuất khẩu cuối năm

Theo nhận định từ Khối phân tích của VNDirect, với dữ liệu PMI tích cực và số lượng đơn đặt hàng sản xuất mới trong vài tháng qua, đơn vị này duy trì đánh giá khả quan đối với triển vọng xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay.

Việc chủ động nguyên liệu, tăng cường chế biến sâu và chinh phục được nhiều thị trường sẽ giúp ngành nông sản nước ta tiếp tục xác lập các con số kỷ lục về xuất khẩu. Hiện các nhà máy nông sản trong nước đang tăng tốc thu mua, chế biến và xuất khẩu.

Mỗi ngày, nhà máy này chế biến của công ty Nam Việt Group có khoảng 500 tấn cá tra nguyên liệu. Các tháng cuối năm là thời điểm tăng tốc, đơn vị phải huy động hơn 5.000 công nhân để sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

Nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc - Ảnh 2.

Hiện các nhà máy nông sản trong nước đang tăng tốc thu mua, chế biến và xuất khẩu. Ảnh minh họa.

Các nhóm hàng như gạo, trái cây… cũng đang có đơn hàng tăng từ 3 - 4 lần so với hồi đầu năm. Hiện các nhà máy đang tăng cường thu mua, chế biến và đẩy nhanh tiến độ giao hàng.

Lợi thế của nông sản Việt Nam là nhiều mặt hàng sản xuất quanh năm, đặc biệt chất lượng ngày một năng cao.

Việc đầu tư chế biến sâu, đa dạng sản phẩm cùng với mở rộng khai thác nhiều thị trường sẽ giúp ngành hàng tỷ đô này tăng tốc và bùng nổ trong các tháng cuối năm.

7 tháng 'ngon ngọt' của nông sản Việt Nam 7 tháng "ngon ngọt" của nông sản Việt Nam

VTV.vn - Ngành nông nghiệp đạt giá trị xuất khẩu hơn 34 tỷ USD tăng gần 19% trong 7 tháng qua so với cùng kỳ năm ngoái.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Giá vàng trong nước hôm nay duy trì sự ổn định, với các thương hiệu lớn như SJC, DOJI, PNJ hay Phú Quý không có nhiều biến động.
Giá vàng trong nước hôm nay duy trì sự ổn định, với các thương hiệu lớn như SJC, DOJI, PNJ hay Phú Quý không có nhiều biến động.
Thị trường bất động sản năm qua trở nên sôi động và liên tục biến động với tốc độ leo thang khó kiểm soát, khiến giấc mơ sở hữu nhà đất ngày càng xa vời đối với nhiều người dân, đặc biệt là tầng lớp trẻ và lao động thu nhập thấp.
03/10/2024
Báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao thứ ba trong giai đoạn 2011-2024, chỉ sau các năm 2017 và 2018.
03/10/2024
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chỉ còn hơn nửa tháng, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt trên các chặng bay từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Thị trường vé máy bay chứng kiến tình trạng khan hiếm vé phổ thông, trong khi chiều ngược lại lại giảm đáng kể.
03/10/2024
Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo nguy cơ thực phẩm không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường. Trước tình hình này, việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng thực phẩm trở thành yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sắp tới.
03/10/2024
Tin mới