Trung Quốc thúc đẩy vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

PV (t/h) - Thứ sáu, ngày 28/02/2025 00:00 GMT+7

Trung Quốc đang thúc đẩy vận tải hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng tăng.

Trung Quốc thúc đẩy vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Ảnh minh hoạ.

Trung Quốc đang thúc đẩy vận tải hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng tăng. Chính phủ nước này khuyến khích các hãng hàng không mở rộng tuyến bay và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa.

Theo kế hoạch do Hải quan Trung Quốc công bố, các hãng hàng không sẽ tăng tần suất vận chuyển hàng hóa quốc tế, kết nối các trung tâm lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Ngạc Châu. Nhu cầu vận tải hàng hóa tiếp tục tăng mạnh.

Năm 2024, Trung Quốc xử lý gần 9 triệu tấn hàng hóa, tăng hơn 22% so với năm trước. Thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm 61% hàng hóa quốc tế tại các sân bay logistics lớn, với các mặt hàng chủ yếu là quần áo, túi xách, giày dép và sản phẩm làm đẹp. Dự báo, xuất khẩu nội địa châu Á có thể tăng gấp đôi, tạo thêm áp lực lên năng lực vận chuyển hàng hóa hàng không của Trung Quốc.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt 1,88 nghìn tỷ NDT (khoảng 259 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2024, tăng 11,5% so với cùng kỳ trước đó, vượt tốc độ tăng trưởng ngoại thương tổng thể của Trung Quốc là 6,2 điểm phần trăm.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới đã làm tăng đáng kể nhu cầu về năng lực vận chuyển hàng hóa. Sự phục hồi chậm chạp của các chuyến bay chở khách quốc tế làm gia tăng sức ép lớn hơn đối với năng lực vận tải hàng hóa hàng không.

Số liệu do CAAC cho thấy hoạt động của các chuyến bay chở khách quốc tế ở nước này đã tăng lên 6.400 chuyến mỗi tuần vào năm 2024, đạt 84% mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Kawal Preet, Chủ tịch FedEx châu Á Thái Bình Dương, trong một tuyên bố gần đây cho rằng thương mại nội địa châu Á sẽ tiếp tục phát triển. Theo bà, châu Á là khu vực thương mại hội nhập lớn thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu, với 5 trong số 10 hành lang thương mại phát triển nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của ngành, xuất khẩu nội địa của châu Á có thể tăng gấp đôi so với hiện tại.

Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, các nhà khai thác vận tải hàng hóa hàng không Trung Quốc đang dần mở rộng sự thị phần của mình.

Theo caacnews.com, năm 2024, YTO Airlines đã triển khai máy bay C909 do Trung Quốc chế tạo cho tuyến bay đầu tiên đến Trung Á. SF Airlines vận hành 87 máy bay chở hàng và Postal Airlines vận hành 39 máy bay chở hàng, trong khi ba hãng hàng không lớn của Trung Quốc là Air China, China Southern Airlines và China Eastern Airlines vận hành tổng cộng 49 máy bay chở hàng thân rộng./.

Bài liên quan
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
28/02/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
28/02/2025
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tái khởi động hàng loạt đòn thuế nhằm vào hàng hóa nước ngoài, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng những thay đổi này có thể khiến nước Mỹ rơi vào một kịch bản kinh tế rủi ro cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ qua.
28/02/2025
Khối 27 quốc gia này hôm 14/4 đã công bố danh sách dài các sản phẩm của Mỹ, phần lớn sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 25% nếu hai bên không đạt được thỏa thuận.
28/02/2025
Tin mới