8 khoản chi nên cắt giảm ngay để tiết kiệm hiệu quả

Thục Khuê (t/h) - 13/12/2024

Gói tin nhắn SMS ngân hàng, phí lãi suất thẻ tín dụng hay thức ăn thừa,... đều là những khoản chi có thể cắt giảm một cách dễ dàng để tiết kiệm đáng kể.

8 khoản chi nên cắt giảm ngay để tiết kiệm hiệu quả
Kiểm tra các khoản phí phải đóng và mạnh tay cắt giảm những gói đăng ký không cần thiết giúp bạn tiết kiệm một số tiền không nhỏ.

1. Phí tin nhắn SMS ngân hàng

Mỗi tháng, phí nhận tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản dao động từ 11.000 đến 50.000 đồng/ngân hàng. Nếu bạn đăng ký ở nhiều ngân hàng, chi phí này sẽ nhân lên đáng kể. Để tiết kiệm, bạn nên sử dụng ứng dụng ngân hàng để nhận thông báo thay vì đăng ký tin nhắn SMS.

2. Đăng ký Internet Banking theo gói

banking.jpg
Bạn có thể gom tất cả giao dịch về một tài khoản ngân hàng và hủy gói đăng ký SMS banking ở các ngân hàng còn lại.

Ngoài ra, phí giao dịch qua Internet Banking dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng/giao dịch. Nếu có nhiều giao dịch hàng tháng, bạn nên chọn các gói dịch vụ cố định mà ngân hàng cung cấp để cắt giảm chi phí.

3. Lãi suất thẻ tín dụng

Mặc dù thẻ tín dụng có thể là một công cụ hữu ích, nhưng chúng lại trở thành một gánh nặng đắt đỏ với lãi suất cao có thể kéo tài chính của bạn xuống khi bạn mang theo số dư. Hãy cố gắng thanh toán số dư đúng hạn và sử dụng thẻ một cách hợp lý để tránh khoản phí này.

4. Chờ 24 giờ trước khi mua hàng online

Khi bạn thấy một sản phẩm giảm giá hấp dẫn, hãy đợi 24 giờ trước khi mua. Thời gian chờ giúp bạn giảm bớt cảm xúc nhất thời và đánh giá xem món đồ có thực sự cần thiết hay không.

5. Các đăng ký không sử dụng

Nhiều người đăng ký các dịch vụ như 3G, nền tảng phim, hay lưu trữ dữ liệu nhưng không sử dụng thường xuyên. Hãy kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng và hủy ngay những gói dịch vụ không còn cần thiết.

6. Thức ăn thừa

Theo Hội đồng Phòng vệ Tài nguyên Thiên nhiên, có tới 40% thực phẩm ở Hoa Kỳ không được dùng đến bởi thói quen mua nhiều hơn cần thiết của người nội trợ. Để hạn chế khoản chi này. Trước khi đi chợ hoặc siêu thị, hãy lên danh sách cụ thể và kiểm tra tủ lạnh để chỉ mua đủ số lượng cần thiết, tránh để thức ăn hư hỏng.

7. Bảo hành mở rộng

Các gói bảo hành mở rộng thường không mang lại nhiều lợi ích như bạn nghĩ, và chi phí của chúng có thể cao hơn cả chi phí sửa chữa. Hãy dành khoản tiền đó vào quỹ khẩn cấp để tự xử lý khi cần.

8. Bảo hiểm ô tô

Chi phí bảo hiểm ô tô có xu hướng tăng theo thời gian. Nếu bạn đã gắn bó với một nhà cung cấp lâu năm, hãy thử so sánh giá với các công ty khác để tìm ra mức phí tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của bạn.

Cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết là cách đơn giản để tối ưu tài chính và tích lũy hiệu quả hơn.

Bài liên quan
Tại Trung Quốc, hoạt động bán lẻ và dịch vụ ghi nhận một số tín hiệu khởi sắc trong dịp cuối năm, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chuẩn bị cho năm mới.
Tại Trung Quốc, hoạt động bán lẻ và dịch vụ ghi nhận một số tín hiệu khởi sắc trong dịp cuối năm, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chuẩn bị cho năm mới.
Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong.
13/12/2024
Việc mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Và mua sắm Tết online cũng không còn xa lạ.
13/12/2024
Đường phố Sydney, Australia đã được trang hoàng lộng lẫy để đón mùa lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, niềm tin của người tiêu dùng bị vơi bớt ít nhiều vì lạm phát vẫn dai dẳng.
13/12/2024
Nước vo gạo, một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, lại mang đến nhiều lợi ích đáng kinh ngạc từ chăm sóc tóc, dưỡng da đến hỗ trợ tiêu hóa.
13/12/2024
Tin mới