Cách phục hồi áo len bị co rút hiệu quả

Thục Khuê (Theo sohu) - Thứ sáu, ngày 29/11/2024 13:12 GMT+7

Áo len bị co rút sau khi giặt máy? Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể khôi phục chúng về hình dạng ban đầu với một vài bước đơn giản và nguyên liệu dễ tìm.

Cách phục hồi áo len bị co rút hiệu quả
Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân khiến áo len bị co rút

Nguyên nhân khiến áo len bị co rút

Theo Barbara Stern, chuyên gia từ Ottoman Textiles - công ty hàng đầu về dệt may tại Anh, áo len dễ bị co rút do quá trình giặt giũ. Đặc tính của len là hấp thụ nhiều nước, khiến sợi vải phồng lên. Khi chịu nhiệt độ cao và lực xoay mạnh trong máy giặt, các sợi len sẽ co lại, làm áo bị thu nhỏ và biến dạng.

Tuy nhiên, Stern cũng khẳng định, len là chất liệu có tính đàn hồi và có thể được phục hồi về trạng thái ban đầu nếu biết cách.

Bốn bước phục hồi áo len bị co rút

Chuyên gia chăm sóc vải vóc Gretchen Boyd từ NYC House Cleaners, Mỹ, gợi ý cách làm đơn giản để áo len lấy lại kích thước như mới. Bạn chỉ cần chuẩn bị một vài nguyên liệu như dầu xả, dầu gội trẻ em, hàn the, hoặc giấm trắng.

Bước 1: Bạn cần chọn nguyên liệu phù hợp

Đầu tiên, bạn cần xác định loại nguyên liệu phù hợp để phục hồi áo len. Theo chuyên gia Gretchen Boyd, giấm trắng là lựa chọn tốt nhất cho len và cashmere. Đối với các loại vải thực vật như bông, bạn có thể dùng hàn the. Tuy nhiên, chất liệu tổng hợp hoặc các loại vải đan chặt như lụa lại không thích hợp với phương pháp này.

Bước 2: Ngâm áo len

Chuẩn bị một chậu nước lớn với khoảng 4 lít nước ở nhiệt độ phòng. Thêm 1/4 cốc nguyên liệu đã chọn, như giấm trắng hoặc dầu xả, vào chậu. Nhẹ nhàng đặt áo len vào nước, dùng tay ấn nhẹ để áo thấm đều dung dịch. Ngâm áo trong khoảng 15-30 phút để các sợi len bắt đầu giãn ra.

Bước 3: Giặt sạch

Sau khi ngâm, lấy áo len ra khỏi chậu và rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ hết dung dịch. Lưu ý không được vắt mạnh vì hành động này có thể khiến áo nhăn nhúm hoặc biến dạng thêm. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng ép nước ra khỏi áo bằng tay.

Bước 4: Phục hồi hình dạng áo len

Đặt áo len đã giặt sạch lên một chiếc khăn khô, sau đó phủ một chiếc khăn khác lên trên. Nhẹ nhàng ấn khăn để thấm nước từ áo. Tiếp theo, dùng tay kéo dần các phần như tay áo, gấu áo về hình dạng ban đầu. Một mẹo hữu ích là đặt một chiếc áo vừa vặn bên dưới để làm chuẩn, giúp việc kéo áo trở nên chính xác hơn.

Sau khi phục hồi, treo áo ở nơi thoáng khí để áo khô tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nguồn nhiệt. Nếu áo chưa đạt kích thước mong muốn, bạn có thể lặp lại quy trình ngâm và kéo căng cho đến khi đạt được kết quả ưng ý.

Với những mẹo đơn giản này, bạn không chỉ giữ được chiếc áo len yêu thích mà còn tiết kiệm chi phí mua mới! 

Bài liên quan
Lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng khổ từ 1,88m trở lên về Việt Nam trong nửa đầu năm nay đạt gần 650.000 tấn, tăng tới 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng khổ từ 1,88m trở lên về Việt Nam trong nửa đầu năm nay đạt gần 650.000 tấn, tăng tới 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc chủ động trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp của ngành dệt may và da giày tận dụng được các lợi thế phát triển.
29/11/2024
Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.
29/11/2024
Các doanh nghiệp gỗ đã chủ động tìm các thị trường mới và đa dạng kênh phân phối, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.
29/11/2024
Ngành dệt may và da giày Việt Nam trong thách thức thuế quan mới từ Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, còn tác động lớn đối với quá trình nhập khẩu, tự chủ nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
29/11/2024
Tin mới