Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cảnh báo từ môi trường học đường

Thục Khuê(t/h) - Thứ năm, ngày 15/05/2025 12:37 GMT+7

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng, với số ca tăng mạnh từ tháng 3, đặc biệt ở nhóm trẻ từ 1–5 tuổi. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng dịch tại cộng đồng và trường học nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cảnh báo từ môi trường học đường
Ảnh minh họa.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng, với số ca trong tháng 3 và 4 cao gấp đôi tổng số ca của tháng 1 và 2. Đáng chú ý, trẻ em dưới 10 tuổi chiếm 98,6%, trong đó nhóm 1–5 tuổi chiếm tới 93,4%, cho thấy nhà trẻ, mẫu giáo là điểm nóng bùng phát dịch.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra, lây qua đường tiêu hóa, phổ biến trong mùa dịch tháng 3–5 và tháng 9–10 hàng năm. Bệnh có thể diễn biến nhanh và gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Trước diễn biến phức tạp, tuần qua, Cục Phòng chống bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số 310/PB-BTN, yêu cầu các địa phương:

  • Tăng cường truyền thông phòng bệnh tại cộng đồng, trường học.

  • Phối hợp ngành Giáo dục vệ sinh lớp học, đồ dùng, khu vực rửa tay.

  • Giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và xử lý triệt để.

  • Hỗ trợ các địa phương khó khăn, kiểm tra, hướng dẫn kịp thời.

  • Báo cáo dịch đúng quy định để kịp thời ứng phó.

Đối với phụ huynh, các bác sĩ khuyến cáo:

  • Theo dõi sát biểu hiện bệnh ở trẻ, như sốt, nổi ban đỏ ở tay – chân – miệng.

  • Không tự điều trị tại nhà, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc.

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà sạch sẽ mỗi ngày.

  • Không đưa trẻ bị bệnh đến lớp để tránh lây lan.

  • Thực hiện nghiêm nguyên tắc “ăn sạch – uống sạch – ở sạch”.

Tại các cơ sở giáo dục mầm non, cần:

  • Trang bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay, tăng thời gian rửa tay cho trẻ.

  • Vệ sinh đồ chơi, sàn lớp học mỗi ngày.

  • Phát hiện sớm trẻ nghi mắc bệnh, báo ngay cho y tế phường.

  • Tuyên truyền đến giáo viên và phụ huynh về dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống hiệu quả.

Bộ Y tế cũng đã phát đi thông điệp phòng bệnh với chủ đề "3 sạch – Chìa khóa phòng bệnh", nhấn mạnh tầm quan trọng của ăn sạch, uống sạch, ở sạch trong việc ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt trong môi trường học đường

tay-chan-mieng-63026343535155495423786.webp


Bài liên quan
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
15/05/2025
Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý từ ngày 1/9 nhưng vẫn được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao dự toán ngân sách, được dùng con dấu.
15/05/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
15/05/2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
15/05/2025
Tin mới