Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

Ban Thời sự - Thứ bảy, ngày 12/07/2025 16:09 GMT+7

Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
(Ảnh minh họa: TTXVN)

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.

Tại triển lãm Quốc tế Da giày lần thứ 25 tại TP. Hồ Chí Minh, những gian hàng về máy móc, thiết bị công nghệ luôn là một trong những gian hàng thu hút sự quan tâm nhất. Đơn vị chuyên cung cấp máy móc về da giày cho biết, lượng khách hàng trong những năm qua tăng trưởng tốt bởi làn sóng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành.

Bà Phạm Thị Thanh Tân - Giám đốc Công ty TNHH Tân Bảo Vũ cho biết: "Hiện nay, thị trường Việt Nam cũng tiến tới những sản phẩm tốt hơn để tiến tới thị trường xuất khẩu. Tiến tới không dùng keo giày mà dùng công nghệ đúc trực tiếp vào và dùng nguyên liệu PU, TPU là những nguyên liệu cho phát triển bền vững".

Với năng lực sản xuất khoảng 1,4 tỷ đôi/năm, da giày Việt Nam thuộc nhóm ba quốc gia hàng đầu thế giới. Nhưng để tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp trước sự biến động của hai thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ và EU, hiện các doanh nghiệp đang tập trung giải bài toán nguyên liệu đầu vào.

Ông Trịnh Xuân Hiếu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần 26 chia sẻ: "Điều lớn nhất là tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nâng tỷ lệ trong sản phẩm, đạt tiêu chuẩn tránh áp thuế cao. Các chỉ tiêu về xanh hóa, một là môi trường sản xuất, hai là các nguyên vật liệu đầu vào".

Năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu thu về 29 tỷ USD, tức là tăng trưởng khoảng 10% so với năm trước. Để có thể thực hiện được các mục tiêu của chiến lược tổng thể, giữ vững được vị trí xuất khẩu cao, các doanh nghiệp da giày Việt Nam buộc phải tuân theo các quy định mới của luật chơi.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam nhận định: "Chúng tôi đang triển khai một kế hoạch xây dựng và phát triển một trung tâm cho ngành thời trang Việt Nam để phục vụ, phát triển chuỗi cung ứng về nguyên phụ liệu, làm sao giúp cho các doanh nghiệp vừa đa dạng hóa nguồn cung, vừa quản lý và truy xuất chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch".

Được xem là ngành đang tận dụng rất tốt lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhưng theo Hiệp hội Giày da và túi xách Việt Nam, các FTA sẽ không có ý nghĩa nếu doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu về phát triển mới của thị trường.

Bài liên quan
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
Hiện nay, nhiều loại trái cây đặc sản ở tỉnh Đồng Tháp tiếp tục giảm giá sâu, khiến nhà vườn thua lỗ nặng.
12/07/2025
Từ tháng 6 đến tháng 7, măng cụt bước vào chính vụ thu hoạch tại xã Tam Ngãi, tỉnh Vĩnh Long - một trong những vùng trồng măng cụt nổi tiếng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thay vì không khí thu hoạch rộn ràng như mọi năm, nhiều nhà vườn năm nay lặng lẽ vì mất mùa nặng.
12/07/2025
Riêng đối với sầu riêng đông lạnh, Việt Nam đã xuất khẩu được 388 lô với sản lượng 14.282 tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2024.
12/07/2025
Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre - nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt chỉ tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh đạt 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này, địa phương đã vượt mục tiêu đề ra.
12/07/2025
Tin mới