Thương mại với Mỹ sụt giảm, Trung Quốc "tìm lối thoát hiểm" ở ASEAN và châu Âu

Theo VOV - Thứ bảy, ngày 10/05/2025 14:30 GMT+7

Dữ liệu cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm qua (9/5) cho thấy, trong khi thương mại với Mỹ sụt giảm do ảnh hưởng thuế quan, xuất khẩu của nước này đã vượt kỳ vọng nhờ vào thị trường ASEAN và châu Âu.

Thương mại với Mỹ sụt giảm, Trung Quốc "tìm lối thoát hiểm" ở ASEAN và châu Âu
Ảnh minh họa. Nguồn: VCG

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã tăng 9,3% tính theo nhân dân tệ, đạt 2,27 nghìn tỷ và tăng 8,1% tính theo USD, vượt kỳ vọng và dự báo.

Trong một phát biểu trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, ông Lữ Đại Lương, Vụ trưởng Vụ Thống kê và Phân tích thuộc Tổng cục Hải quan nước này, cho biết: “Trong tháng 4, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cao hơn 4,3 điểm phần trăm so với quý I, trong đó xuất khẩu tăng, nhập khẩu chuyển từ giảm sang tăng, cho thấy sức phục hồi mạnh mẽ".

Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Tuy nhiên, thương mại với Mỹ tiếp tục lao dốc khi kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 21% và nhập khẩu giảm gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái (tính theo USD). Nguyên nhân chính được cho là do mức thuế cao kỷ lục mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Các thị trường Đông Nam Á và châu Âu tiếp tục là những điểm sáng khi duy trì vị thế đối tác thương mại số 1 và 2 của Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang ASEAN trong tháng 4 tăng mạnh 20,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 11,6% của tháng 3. Xuất khẩu sang châu Âu cũng tăng 8,3%.

Theo các chuyên gia, mức tăng mạnh trong tháng 4 có thể xuất phát từ các đơn hàng đã được ký kết trước khi các mức thuế mới có hiệu lực.

Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ kinh tế, bao gồm nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm thiểu thiệt hại từ chiến tranh thương mại.

Dư luận đang dõi theo cuộc gặp giữa quan chức Mỹ và Trung Quốc dự kiến diễn ra tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này. Đây được kỳ vọng sẽ là bước khởi đầu nhằm làm dịu căng thẳng thương mại giữa hai bên./. 

Bài liên quan
Từ ngày 10/5/2025, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Từ ngày 10/5/2025, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Sau gần hai thập kỷ “nằm trên giấy”, Dự án Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội đang bước vào giai đoạn tăng tốc triển khai, kỳ vọng trở thành trung tâm công nghệ sinh học tầm cỡ khu vực, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô.
10/05/2025
Vương quốc Anh đang đặt mục tiêu tăng công suất điện gió ngoài khơi lên mức 43–50 GW vào năm 2030, so với mức 15,6 GW hiện tại. Tuy nhiên, tham vọng này vừa hứng chịu một cú sốc lớn khi tập đoàn Orsted – nhà phát triển điện gió lớn nhất thế giới – tuyên bố dừng triển khai dự án điện gió ngoài khơi Hornsea 4.
10/05/2025
Trong lĩnh vực xuất khẩu, theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.
10/05/2025
Bất chấp lo ngại từ kịch bản “Trump 2.0” và làn sóng bất ổn chính sách toàn cầu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm sáng với nền kinh tế phục hồi nhanh và thị trường bất động sản công nghiệp sôi động.
10/05/2025
Tin mới