Áp lực giải ngân đầu tư công: Quảng Ninh cần "tiêu" gần 4.000 tỷ đồng trước 30/6

Ngọc Mỹ (t/h) - Thứ tư, ngày 07/05/2025 13:09 GMT+7

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng để tỉnh Quảng Ninh “tiêu” thêm gần 4.000 tỷ đồng vốn đầu tư công - một con số khổng lồ, tương đương gấp 2,68 lần mức giải ngân 4 tháng đầu năm. Đây không chỉ là cuộc đua với thời gian, mà còn là thách thức lớn với từng chủ đầu tư, từng địa phương.

Áp lực giải ngân đầu tư công: Quảng Ninh cần "tiêu" gần 4.000 tỷ đồng trước 30/6
Ảnh minh hoạ.

Năm 2025, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh được nâng lên 13.002 tỷ đồng, vượt 1.096 tỷ so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao từ đầu năm. Tỉnh kỳ vọng đến ngày 30/6/2025, sẽ giải ngân được 5.484 tỷ đồng, tương đương 46% kế hoạch.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 4, tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh mới chỉ đạt 12,5% – một con số thấp đáng báo động.

Báo cáo từ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh cho thấy, để đạt được nhiệm vụ trên, trong 2 tháng tới, toàn tỉnh phải giải ngân thêm 3.990 tỷ đồng, cao gấp 2,68 lần số giải ngân đã thực hiện 4 tháng đầu năm 2025 (bình quân khoảng 1.990 tỷ đồng/tháng).

Đây là nhiệm vụ được đánh giá là khó khăn, đặc biệt, đối với các chủ đầu tư và các địa phương đang triển khai thực hiện chủ trương kết thúc mô hình cấp huyện và sắp xếp bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.

Đồng thời, ngành chức năng cũng cần tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về cung ứng vật liệu thi công, thủ tục hành chính, xây dựng giá đất.

Ngoài ra, các cơ quan điều hành cũng khẩn trương rà soát, tổng hợp toàn bộ danh mục các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp huyện, các dự án phải tạm dừng triển khai thực hiện theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính để kịp thời xử lý và bàn giao cho các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, đảm bảo tiến độ trước ngày 15/5/2025.

Từ đầu năm đến nay, công tác giải ngân vốn đầu tư công của Quảng Ninh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tiến độ triển khai tương đối chậm.

Tính đến ngày 28/4/2025, toàn tỉnh mới giải ngân đạt 12,5%. Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân chung toàn tỉnh (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp (7%); Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh (6,8%); Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (0%); Tòa án nhân dân tỉnh (2,8%); Công an tỉnh (1,4%); Ba Chẽ (12,2%); Bình Liêu (11,7%); Cô Tô (3,1%); Đầm Hà (10,9%).

Để đảm bảo tiến độ đầu tư công, mới đây, HĐND Quảng Ninh đã thống nhất gia hạn thời gian bố trí vốn đối với Dự án đường kết nối từ đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đến cảng Vạn Ninh.

Đồng thời, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2025 từ vốn ngân sách cấp tỉnh. Theo đó, điều chỉnh giảm kế hoạch vốn hơn 451,8 tỷ đồng của 5 dự án không còn nhu cầu, không có khả năng giải ngân trong năm 2025. Số vốn này sẽ được phân bổ cho 10 dự án đang triển khai và 8 dự án khởi công mới.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ vốn ngân sách cấp tỉnh.

Cụ thể, điều chỉnh giảm hơn 577,3 tỷ đồng từ nguồn vốn đã phân bổ cho dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342, đoạn thuộc địa phận thành phố Hạ Long do dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm 2025. Đồng thời, bổ sung danh mục và kế hoạch vốn trong kế hoạch trung hạn cho 9 dự án từ nguồn điều chỉnh giảm./. 

Bài liên quan
Thống kê trên hệ thống cơ sở dữ liệu (Big Data) tự động của ngành Thuế đối với hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, kết quả đến nay, hệ thống đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
Thống kê trên hệ thống cơ sở dữ liệu (Big Data) tự động của ngành Thuế đối với hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, kết quả đến nay, hệ thống đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
Trong phiên giao dịch ngày 6/5, giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh khoảng 3%, sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn ba năm vào ngày trước đó.
07/05/2025
Từ ngày 28/4 đến 1/5, các ủy ban thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tiến hành một loạt phiên họp quan trọng liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại, trợ cấp và chống bán phá giá.
07/05/2025
Dân số già hoá là một trong các yếu tố góp phần gây ra tình trạng trì trệ trong nền kinh tế Nhật Bản so với sự phát triển năng động của Ấn Độ.
07/05/2025
Sự lao dốc trong doanh số hãng này thể hiện rằng các mối quan hệ chính trị ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường người tiêu dùng ở Châu Âu.
07/05/2025
Tin mới