UBND TP Hải Phòng yêu cầu siết chặt quản lý kinh doanh mỹ phẩm

Ngọc Mỹ - Thứ ba, ngày 20/05/2025 12:15 GMT+7

Nhằm siết chặt công tác quản lý thị trường mỹ phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường vừa có chỉ đạo tại Văn bản số 3802/VP-VX, yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện tăng cường thanh tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

UBND TP Hải Phòng yêu cầu siết chặt quản lý kinh doanh mỹ phẩm
Lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

UBND TP Hải Phòng giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kiểm tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Trọng tâm là phát hiện và xử lý các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa công bố theo quy định, quảng cáo sai sự thật, ghi nhãn không đúng, đặc biệt là mỹ phẩm bán qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử – những kênh tiêu thụ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Sở Y tế cũng có nhiệm vụ tổ chức hậu kiểm định kỳ hoặc đột xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm đang lưu hành trên thị trường. Các sản phẩm không đạt chất lượng, có dấu hiệu là hàng giả, gây hại cho người tiêu dùng phải được thu hồi và tiêu hủy, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đối với Công an thành phố, Sở Công Thương, Chi cục Hải quan khu vực III, Chi cục Thuế khu vực III và các lực lượng chức năng liên quan, Công văn của UBND TP yêu cầu các lực lượng này phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để các hành vi sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng.

Ở cấp cơ sở, UBND các quận, huyện được yêu cầu tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Các địa phương cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực mỹ phẩm. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cần kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Y tế.

Cùng với các biện pháp hành chính, công tác truyền thông, tuyên truyền pháp luật về mỹ phẩm cũng cần được chú trọng. Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, khuyến khích phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm sẽ góp phần tạo nên một thị trường mỹ phẩm lành mạnh, minh bạch hơn.

Các sở, ngành, địa phương cần nghiêm túc triển khai đầy đủ, hiệu quả các nội dung chỉ đạo, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời bảo vệ sức khỏe và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong khi thị trường mỹ phẩm ngày càng phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ hàng giả, hàng nhái.

Bài liên quan
Ngày 4/7, thông tin từ Cục Hải quan cho biết trong 6 tháng đầu năm, ngành đã quyết liệt đấu tranh và triệt phá trên 8.560 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 13.614 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 461 tỷ đồng.
Ngày 4/7, thông tin từ Cục Hải quan cho biết trong 6 tháng đầu năm, ngành đã quyết liệt đấu tranh và triệt phá trên 8.560 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 13.614 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 461 tỷ đồng.
EVN yêu cầu rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6/2025.
20/05/2025
Trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.
20/05/2025
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin về tiến độ điều tra vụ sữa giả HIUP và dầu chăn nuôi dùng cho người Ofood.
20/05/2025
Ngày 2/7, Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Đường Văn Thiết ở phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ về tội sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả.
20/05/2025
Tin mới