Livestream nông sản Tết: Cơ hội và thách thức cho nhà bán hàng

Tâm Anh (t/h) - Thứ hai, ngày 20/01/2025 08:27 GMT+7

Livestream bán nông sản đang trở thành xu hướng với tiềm năng lớn, đặc biệt khi dịch vụ logistics ngày càng phát triển chuyên biệt, giúp sản phẩm nông nghiệp Việt tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng.

Livestream nông sản Tết: Cơ hội và thách thức cho nhà bán hàng
Ảnh minh họa: Người đưa tin

Hoa và cây cảnh từng được xem là khó bán online vì giá trị thấp, yêu cầu vận chuyển phức tạp. Tuy nhiên, chị Hồ Thơ, chủ vựa cây giống Huyền Linh Garden ở Bến Tre, đã chứng minh điều ngược lại. Chỉ sau hơn một năm đầu tư vào livestream bán hàng từ 10 - 12 giờ mỗi ngày, chị Thơ không chỉ mở rộng quy mô kinh doanh mà còn thuê thêm nhân viên hỗ trợ livestream, đóng hàng và tăng ca liên tục trong dịp Tết.

Khách hàng của chị Thơ chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung - nơi hoa từ Bến Tre vẫn còn khá mới mẻ. Dù từng gặp khó khăn trong việc vận chuyển cây cảnh đi xa, chị đã rút kinh nghiệm, giảm tỷ lệ hàng hỏng xuống dưới 4% bằng cách cải thiện đóng gói và sẵn sàng hỗ trợ đổi trả.

Tương tự, anh Nguyễn Lê Khánh Hoàng - chủ thương hiệu Dừa Sáp Ông Hoàng - đã livestream bán nông sản từ năm 2016. Để trụ lại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, anh phải tối ưu hóa vận hành và giảm chi phí, chấp nhận biên lợi nhuận thấp. Theo anh, livestream nông sản thu hút nhiều lượt xem hơn các mặt hàng khác, nhưng chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý là yếu tố quyết định.

TikToker Thiện Nhân, người thường xuyên livestream bán nông sản trên TikTok Shop, chia sẻ rằng có nhiều đặc sản vùng miền mà ngay cả người Việt cũng chưa biết đến. Dù gặp khó khăn với việc vận chuyển sầu riêng tươi trong năm 2024, Thiện Nhân vẫn quyết tâm cải thiện quy trình đóng gói và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp cho các mùa sau.

Theo KOC Huyền Phi, bán nông sản online đòi hỏi sự chỉn chu trong tư vấn, bảo quản và đóng gói. Những sản phẩm có thời gian bảo quản lâu như xoài, cóc, ổi có thể chế biến thành sản phẩm sấy khô hoặc mứt để giảm rủi ro hư hỏng. Huyền Phi cũng nhấn mạnh rằng livestream không chỉ dành cho các KOL/KOC mà bất kỳ ai có sản phẩm chất lượng đều có thể thành công nếu đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Ông Nguyễn Tùng Giang - nhà sáng lập G Investment Group - nhận định livestream bán nông sản là cơ hội lớn để đặc sản Việt tiếp cận rộng rãi hơn. Tuy nhiên, người bán cần kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, kỹ năng bán hàng và quản lý vận hành. Với thị trường xuất khẩu, livestream nông sản cần được hỗ trợ bởi hệ thống logistics, đáp ứng quy định quốc tế và chính sách giá cả, thuế suất minh bạch.

Livestream bán nông sản không chỉ mở ra hướng tiêu thụ mới cho nông dân mà còn góp phần đưa thương hiệu nông sản Việt vươn xa hơn trong thời đại số hóa./.

Bài liên quan
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Bộ Công Thương đang tích cực chuẩn bị cho việc triển khai lộ trình mới về sử dụng xăng sinh học tại Việt Nam, với mục tiêu chuyển sang sử dụng xăng E10 (pha 10% ethanol vào xăng khoáng) trên toàn quốc từ ngày 1/1/2026.
20/01/2025
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với xe nhập khẩu từ EU và Mexico từ ngày 1/8, khiến ngành ô tô hai khu vực này chao đảo và đứng trước nguy cơ mất thị trường Mỹ. Các bên còn hai tuần để đàm phán, nhưng cơ hội đạt được thỏa thuận vẫn là dấu hỏi lớn.
20/01/2025
Đạo luật GENIUS đặt ra các tiêu chuẩn đối với stablecoin - một loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để giữ giá ổn định, thường neo theo tỷ giá 1:1 với đồng USD.
20/01/2025
Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3% đến 8,5% trong năm 2025 là "không thể không làm" và cũng không phải là "mục tiêu bất khả thi".
20/01/2025
Tin mới