"Loạn thông tin" với kem chống nắng giả trên thị trường

VTV Digital - Thứ hai, ngày 26/05/2025 00:00 GMT+7

Giữa ma trận hàng nghìn tuýp kem được quảng cáo với những lời có cánh, người tiêu dùng đôi khi lại trở thành "nạn nhân" bởi một cú click chuột mua hàng của chính mình.

"Loạn thông tin" với kem chống nắng giả trên thị trường
Ảnh minh hoạ.

Bôi kem chống nắng với mục đích bảo vệ da nhưng hàng nghìn người lại mua nhầm loại kem "đón nắng", với chỉ số chống nắng gần SPF như "vô tác dụng". Hầu như những người này đều không biết rằng họ đang vô tình làm hại da mình dưới tia UV.

Chỉ cần vài bài quảng cáo trên mạng, Yến đã mạnh dạn mua thêm lọ kem chống nắng thứ hai của hãng Hanayuki, sau khi chỉ vừa dùng thử lọ đầu có vài ngày. Và lần này, cả mẹ và em gái của Yến cũng được trải nghiệm công dụng "đón nắng" không hề mong muốn

"Lần đầu tiên bôi bết, rít, nhanh trôi. Em vứt luôn nhưng không biết ở quê mọi người còn dùng. Em gái bị đau mắt sau khi dùng" - chị Nguyễn Hải Yến chia sẻ.

Trên nhãn lọ kem chống nắng Hanayuki của Yến ghi SPF 50, nhưng thực chất SPF chỉ có 2,4. Lọ kem chống nắng của Yến là giả. Và có cả nghìn tuýp khác ngoài kia cũng vậy.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mai tại Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viên Tâm Anh cho biết: "Dùng kem chống nắng không rõ nguồn gốc có thể gây tổn thương da, kích ứng, tăng nguy cơ ung thư da".

Theo báo cáo của Statista năm 2024, người Việt chi trung bình 0,4 USD/người cho sản phẩm kem chống nắng. Tổng doanh thu thị trường kem chống nắng ước đạt 40,18 triệu USD, tương đương 1.000 tỷ đồng năm 2024 và sẽ tăng trưởng với tốc độ ấn tượng 6,62% mỗi năm cho đến năm 2028.

Tuy nhiên, theo khảo sát của VTV Digital với gần 10.000 người, hơn 50% người tiêu dùng mua theo lời quảng cáo của người nổi tiếng hay các KOL, KOC. Và 26% số người được khảo sát không biết SPF và PA là gì.

"Ở Việt Nam khuyến cáo kem chống nắng phải ít nhất 50 để chống tia UVB và UVA" - bác sĩ Nguyễn Thị Mai nhấn mạnh.

Câu chuyện của Yến không phải cá biệt và may mắn lô hàng kem chống nắng giả Hanayuki đã được thu hồi, tiêu huỷ. Bộ Y tế hiện đang ráo riết rà soát toàn bộ thị trường kem chống nắng, để có thể lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Bài liên quan
Từ những vùng quê Bắc Bộ đến kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Mỹ như Safeway và Costco, vải thiều Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ nông sản quốc tế trong mùa hè năm nay.
Từ những vùng quê Bắc Bộ đến kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Mỹ như Safeway và Costco, vải thiều Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ nông sản quốc tế trong mùa hè năm nay.
UBND TP.Hà Nội đề xuất bổ sung quy định hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
26/05/2025
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 66/2025 được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 thì kinh doanh vũ trường, massage, karaoke sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
26/05/2025
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
26/05/2025
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Tĩnh vừa phát hiện, triệt phá 2 đường dây sản xuất, tiêu thụ cồn y tế giả quy mô lớn, thu giữ gần 20.000 chai thành phẩm.
26/05/2025
Tin mới