Mỹ tăng cường tự chủ về nguồn khoáng sản

Mỹ Hoa - Thứ sáu, ngày 25/04/2025 13:05 GMT+7

Ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu. Sắc lệnh này được đưa ra trong bối cảnh nhiều khu vực dưới đáy Thái Bình Dương và các đại dương khác được cho là chứa trữ lượng khổng lồ các kết hạch đa kim dùng cho sản xuất xe điện và đồ điện tử.

Mỹ tăng cường tự chủ về nguồn khoáng sản
Hoạt động khai khoáng dưới biển sâu tại Mỹ

Ước tính, chỉ riêng vùng biển thuộc Mỹ đã có hơn 1 tỷ tấn kết hạch chứa mangan, nickel, đồng và các khoáng sản quan trọng khác. Dự kiến, việc khai thác nguồn tài nguyên này có thể đóng góp 300 tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong 10 năm và tạo ra 100.000 việc làm.

Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể cho phép khai thác vùng biển sâu trong lãnh hải của mình, khoảng 200 hải lý tính từ bờ. Nhiều công ty khai khoáng cũng đang tập trung vào lĩnh vực này như Impossible Metals, JSC Yuzhmorgeologiya, Blue Minerals Jamaica, China Minmetals và Marawa Research&Exploration cũng đang nhắm đến lĩnh vực khai thác biển sâu.

Giới chức Mỹ cho biết vị thế dẫn đầu về công nghệ biển sâu và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển là lợi ích cốt lõi về an ninh kinh tế quốc gia. Do đó, sắc lệnh yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh quy trình cấp phép khai thác theo Đạo luật Tài nguyên Khoáng sản cứng dưới đáy biển sâu năm 1980.

Ngoài ra, sắc lệnh cũng yêu cầu các cơ quan xem xét nhanh các giấy phép khai thác cả ở những vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia - một điểm có thể gây căng thẳng với cộng đồng quốc tế.

Hiện Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ) vẫn đang xây dựng các tiêu chuẩn chung cho hoạt động khai thác biển sâu ở vùng biển quốc tế, nhưng chưa đạt được đồng thuận cuối cùng về các tác động môi trường. Tuy nhiên, Mỹ chưa phê chuẩn Công ước Luật biển thành lập nên ISA.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản quan trọng, gia tăng áp lực lên Washington phải tìm kiếm nguồn cung thay thế./.

Bài liên quan
Nhiều chuyên gia kinh tế và nhà phân tích tiếp tục đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với suy thoái, hậu quả từ căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Nhiều chuyên gia kinh tế và nhà phân tích tiếp tục đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với suy thoái, hậu quả từ căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định đây đều là những tin tức giả mạo.
25/04/2025
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng 16%, đạt 182 triệu USD, đưa lũy kế kim ngạch xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024.
25/04/2025
Các số liệu vừa công bố cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong quý I/2025 đã giảm 0,2%, đánh dấu mức giảm hàng quý đầu tiên kể từ quý II/2024.
25/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump ngừng áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu.
25/04/2025
Tin mới