Ngành tôm Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đặt mục tiêu xuất khẩu 4,3 tỷ USD năm 2025

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ năm, ngày 20/02/2025 13:45 GMT+7

Bước sang năm 2025, ngành tôm Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản, khi chỉ trong tháng đầu tiên của năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đã đạt hơn 273 triệu USD, chiếm hơn 35% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Ngành tôm Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đặt mục tiêu xuất khẩu 4,3 tỷ USD năm 2025
ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành tôm đặt mục tiêu xuất khẩu 4 - 4,3 tỷ USD trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược sản xuất cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu sang những khu vực tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh và Hàn Quốc.

Năm 2024, tôm Việt Nam đã có mặt tại 107 thị trường trên thế giới, tăng thêm 5 thị trường so với năm trước đó. Những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc, chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm.

Dự báo trong năm 2025, nhu cầu nhập khẩu tôm tại Mỹ có thể tăng 14%, trong khi EU cũng tăng khoảng 11%. Cùng với đó, sản xuất tôm tại một số quốc gia như Trung Quốc đang chững lại, còn Indonesia dù đang giảm nhưng có thể phục hồi dần trong thời gian tới. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tôm Việt Nam khai thác thị trường, gia tăng xuất khẩu.

Mặc dù có nhiều cơ hội, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn gặp không ít thách thức. Cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, đặc biệt từ các nước Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan – những quốc gia có sản lượng tôm lớn và chi phí sản xuất thấp.

Bên cạnh đó, các thị trường như Mỹ và EU ngày càng siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu quy trình sản xuất và đáp ứng tốt các yêu cầu quốc tế.

Mặc dù có những thách thức, năm 2025 vẫn được đánh giá là một năm đầy triển vọng cho ngành tôm Việt Nam, đặc biệt khi thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU đang có dấu hiệu phục hồi.

Với những chiến lược đúng đắn trong sản xuất và xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đạt được mục tiêu 4 - 4,3 tỷ USD trong năm 2025, khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường thủy sản thế giới./. 

Bài liên quan
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
20/02/2025
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
20/02/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
20/02/2025
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tái khởi động hàng loạt đòn thuế nhằm vào hàng hóa nước ngoài, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng những thay đổi này có thể khiến nước Mỹ rơi vào một kịch bản kinh tế rủi ro cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ qua.
20/02/2025
Tin mới