Robot siêu nhỏ hỗ trợ điều trị phình động mạch não

08/09/2024

VTV.vn - Các nhà khoa học tại Anh đang phát triển một loại robot siêu nhỏ để điều trị chứng phình động mạch não có nguy cơ gây tử vong cao.

Robot siêu nhỏ hỗ trợ điều trị phình động mạch não
Ảnh minh hoạ.

Các bác sĩ và nhà khoa học tại nhiều nơi trên thế giới đang nghiên cứu những nanobot để khiến việc sử dụng công nghệ nano vào chữa bệnh sẽ không còn là lý thuyết.

Mới đây, Đại học Edinburgh đã tạo ra nanobot được làm từ oxit sắt, hình cầu, có kích thước bằng khoảng 1/20 tế bào hồng cầu của con người và có thể được điều khiển từ xa để di chuyển sâu vào bên trong bộ não của con người. Các robot nano này có chứa thrombin, một loại enzyme quan trọng trong quá trình đông máu và viêm.

Trong các thử nghiệm, hàng trăm tỷ nanobot đã được tiêm vào động mạch và được điều khiển đến vị trí phình động mạch bằng nam châm và quét siêu âm thời gian thực. Khi đến nơi, các nanobot được làm nóng đến 43 độ C bằng từ trường xen kẽ để làm tan lớp phủ bảo vệ và giải phóng thuốc đông máu đến đúng vị trí. Kết quả cho thấy sau khi quá trình đông máu xảy ra, phình động mạch biến mất, để lại một mạch máu khỏe mạnh.

Tiến sĩ Qi Zhou của Đại học Edinburgh, đồng lãnh đạo nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nanorobot sẽ mở ra những ranh giới mới trong y học, cho phép thực hiện phẫu thuật với ít rủi ro hơn so với các phương pháp điều trị thông thường và đưa thuốc vào các bộ phận khó tiếp cận của cơ thể với độ chính xác cao. Đây là bước quan trọng hướng tới việc đưa các công nghệ này đến gần hơn với việc điều trị các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trong môi trường lâm sàng".

Công nghệ nano ứng dụng trong y tế có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí để ứng dụng nó trên diện rộng còn khó khăn. Nanobot hiện chỉ được thử nghiệm trên động vật và trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học hy vọng có thể sớm chuyển sang thử nghiệm trên người.

Các nhà nghiên cứu người Nga phát minh ra nanobot chống ung thư với chi phí siêu thấp Các nhà nghiên cứu người Nga phát minh ra nanobot chống ung thư với chi phí siêu thấp

VTV.vn - Các nhà nghiên cứu giải thích thiết bị của họ có thể phát hiện ra các mục tiêu axit ribonucleic (RNA) gây ung thư, tách ra và phá vỡ chúng để ngăn chặn sự lây lan.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Cocomelon đem lại niềm vui cho trẻ em nhưng cũng gây lo ngại về sự phụ thuộc và ảnh hưởng đến phát triển. Bài viết phân tích tác động tiêu cực, so sánh với các kênh khác và dẫn chứng khoa học.
08/09/2024
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
08/09/2024
Năm 2024, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đạt khoảng 17,5 tỷ giao dịch với tổng giá trị 280 triệu tỷ đồng, tăng hơn 120% về giá trị so với năm trước.
08/09/2024
Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử nhằm thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác.
08/09/2024
Tin mới