Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ

Mỹ Hoa - Thứ hai, ngày 14/04/2025 22:54 GMT+7

Ngày 14/4, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) thông báo tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách làm chậm đà tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) theo tỷ giá thương mại. Đây là biện pháp mới nhất để đối phó với những biến động thị trường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thêm thuế quan.

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ
Các ngân hàng tại Singapore. Ảnh: The Economic Times

Theo đó, MAS dự báo lạm phát cơ bản – không bao gồm chi phí đi lại và chỗ ở cá nhân – sẽ đạt mức trung bình từ 0,5% đến 1,5% trong năm 2025. Đây là mức điều chỉnh giảm so với dự báo trước đó (1% - 2%) được đưa ra vào tháng 1/2025. Con số này phản ánh kỳ vọng rằng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình sẽ tăng chậm hơn so với dự báo ban đầu.

Cùng thời điểm, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cũng đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2025 xuống còn 0% - 2%, từ mức 1% - 3% trước đó. Trước đó, GDP Singapore đã tăng trưởng 4,4% trong năm 2024.

Khác với phần lớn các ngân hàng trung ương khác trên thế giới sử dụng lãi suất để kiểm soát lạm phát, MAS sử dụng tỷ giá đồng đô la Singapore làm công cụ chính sách chính. Mặc dù đồng SGD yếu hơn có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu, nó cũng mang lại một số tác động tiêu cực. Người dân Singapore có kế hoạch du lịch nước ngoài hoặc chu cấp học phí, sinh hoạt cho con cái đang học ở nước ngoài sẽ phải chi trả nhiều hơn do đồng tiền trong nước mất giá so với các đồng tiền khác.

MAS cảnh báo rằng là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Singapore đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự giảm tốc của thương mại khu vực và toàn cầu. Thêm vào đó, những bất ổn gia tăng trong chính sách thương mại – đặc biệt là chính sách thuế quan không ổn định từ phía Mỹ – có thể gây áp lực đáng kể lên các ngành xuất khẩu, và từ đó lan rộng đến cả khu vực kinh tế trong nước.

Giới phân tích cho rằng chính sách thuế của ông Trump có thể gây tổn hại đến nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu của Singapore nghiêm trọng hơn nhiều so với mức thuế 10% mà Mỹ áp dụng cho hàng hóa Singapore./.

Bài liên quan
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Bộ Công Thương đang tích cực chuẩn bị cho việc triển khai lộ trình mới về sử dụng xăng sinh học tại Việt Nam, với mục tiêu chuyển sang sử dụng xăng E10 (pha 10% ethanol vào xăng khoáng) trên toàn quốc từ ngày 1/1/2026.
14/04/2025
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với xe nhập khẩu từ EU và Mexico từ ngày 1/8, khiến ngành ô tô hai khu vực này chao đảo và đứng trước nguy cơ mất thị trường Mỹ. Các bên còn hai tuần để đàm phán, nhưng cơ hội đạt được thỏa thuận vẫn là dấu hỏi lớn.
14/04/2025
Đạo luật GENIUS đặt ra các tiêu chuẩn đối với stablecoin - một loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để giữ giá ổn định, thường neo theo tỷ giá 1:1 với đồng USD.
14/04/2025
Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3% đến 8,5% trong năm 2025 là "không thể không làm" và cũng không phải là "mục tiêu bất khả thi".
14/04/2025
Tin mới