Việt Nam giữ đà hút vốn FDI chất lượng cao giữa cơn sóng bất ổn toàn cầu

KTSG Online - Thứ sáu, ngày 09/05/2025 05:58 GMT+7

Bất chấp lo ngại từ kịch bản “Trump 2.0” và làn sóng bất ổn chính sách toàn cầu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm sáng với nền kinh tế phục hồi nhanh và thị trường bất động sản công nghiệp sôi động.

Việt Nam giữ đà hút vốn FDI chất lượng cao giữa cơn sóng bất ổn toàn cầu
Việt Nam vượt trội về tốc độ tăng trưởng GDP thực, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế khu vực.

Theo báo cáo phân tích cập nhật của Cushman & Wakefield Việt Nam đến cuối tháng 4/2025, GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tăng 3,9% trong quí 1/2025, tương đương mức trung bình trước nhiệm kỳ Tổng thống Trump đầu tiên. Trong 5 năm qua, APAC đã tạo ra gần 68 triệu việc làm, trong đó hơn 16 triệu là việc làm văn phòng, phản ánh rõ xu hướng đô thị hóa và gia tăng tầng lớp trung lưu.

Việt Nam vượt trội về tốc độ tăng trưởng GDP thực, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế khu vực. Đồng thời, Việt Nam cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, môi trường chính sách toàn cầu đang đối mặt với mức độ bất ổn cao kỷ lục, đặc biệt liên quan đến chính sách thuế và thương mại của Mỹ. Điều này có thể làm giảm niềm tin đầu tư, ảnh hưởng đến tiêu dùng và tuyển dụng, đồng thời tác động tiêu cực đến lĩnh vực bất động sản thương mại.

Tại Mỹ, kịch bản “đình lạm” (stagflation), tăng trưởng thấp đi kèm lạm phát cao, được xem là viễn Việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trong và sau nhiệm kỳ Trump đầu tiên đã thúc đẩy dòng vốn đổ mạnh vào các thị trường mới nổi như Việt Nam. Ngoài yếu tố chi phí, xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc và nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn đã mang lại cơ hội lớn cho bất động sản công nghiệp trong nước.

Tính đến cuối năm 2024, tổng nguồn cung đất công nghiệp tại Việt Nam đạt khoảng 20.000 ha, giá đất sơ cấp tăng bình quân 60% trong giai đoạn khảo sát, tương ứng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 10%/năm. Phân khúc kho và xưởng xây sẵn (RBW & RBF) cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về nguồn cung và giá thuê.

Đáng chú ý, Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư trong chuỗi giá trị cao như công nghệ, điện tử và trung tâm dữ liệu bên cạnh các ngành truyền thống như dệt may và nội thất. Trong 9 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các yêu cầu thuê, tiếp theo là các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Pháp, Úc, Thái Lan, Đài Loan, Anh và Nhật Bản.

Bà Phạm Thùy Dương, Phó Giám đốc, Khối nghiên cứu, phân tích Dragon Capital cho biết từ vai trò là điểm đến của các ngành thâm dụng lao động như dệt may và giày dép, Việt Nam đã dần thu hút các “ông lớn” công nghệ như Samsung hay Apple cho thấy vị thế ngày càng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh các rào cản thuế quan mới xuất hiện và cạnh tranh khu vực gia tăng, Việt Nam cần hướng đến mục tiêu mới: dịch chuyển dòng vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Lực lượng lao động không chỉ cần tay nghề mà phải có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thậm chí sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của các ngành như chip, bán dẫn, ô tô điện.

Dù lợi thế về chi phí sản xuất vẫn còn, song cuộc đua FDI đang dần chuyển sang chất lượng thay vì chỉ số lượng, buộc Việt Nam phải đầu tư mạnh mẽ hơn cho đào tạo nhân lực và nâng tầm chuỗi giá trị.

Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng UOB Việt Nam, đồng tình chi phí lao động thấp không còn là lợi thế cạnh tranh mang tính quyết định như cách đây 20 năm. Dù Việt Nam vẫn duy trì được mức chi phí nhân công hấp dẫn so với nhiều nước trong khu vực, các nhà đầu tư hiện nay quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố dài hạn và bền vững.

Đó là sự ổn định chính trị, một chính phủ thân thiện với nhà đầu tư, bộ máy vận hành tinh gọn, chính sách ưu đãi thuế rõ ràng, cũng như quỹ đất công nghiệp dồi dào dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, lợi thế địa lý nằm gần các chuỗi cung ứng lớn và thị trường tiêu dùng trọng điểm tiếp tục là điểm cộng giúp Việt Nam duy trì sức hút trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu còn nhiều biến động, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là trung tâm sản xuất mới nổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư nước ngoài./. 

Bài liên quan
Sự hiện diện của ô tô, xe máy điện “phủ kín” khắp đường phố không chỉ đưa quốc gia tỷ dân hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về 0, mà còn là biểu tượng cho sự đổi mới, độc lập và sức mạnh công nghiệp trong thế kỷ 21.
Sự hiện diện của ô tô, xe máy điện “phủ kín” khắp đường phố không chỉ đưa quốc gia tỷ dân hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về 0, mà còn là biểu tượng cho sự đổi mới, độc lập và sức mạnh công nghiệp trong thế kỷ 21.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia.
09/05/2025
Quyết định của Mỹ không chỉ gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho Mexico, đe dọa sinh kế của hàng trăm nghìn nông dân mà còn làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đổ vỡ chuỗi cung ứng nông sản giữa hai nước.
09/05/2025
Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định 1015, công bố danh mục 33 thủ tục hành chính được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện. Theo đó, người dân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của đơn vị này, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận dịch vụ công.
09/05/2025
Ngày 14/7, Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
09/05/2025
Tin mới