Các loại thực phẩm chứa chất "kịch độc", gây hậu quả khôn lường cho sức khoẻ

Mỹ Tâm (t/h) - 10/01/2025

Có những loại rau, quả quen thuộc đối với mọi nhà nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây độc cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý "vàng", biết để bảo vệ sức khỏe.

Các loại thực phẩm chứa chất "kịch độc", gây hậu quả khôn lường cho sức khoẻ
Hình minh hoạ.

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Cà chua chứa nhiều vitamin và là loại quả quen thuộc trong chế biến thực phẩm trên thế giới. Nhiều người không biết rằng cà chua chưa chín không ăn được. Nó có vị đắng và có thể gây buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc khác. Điều này do cà chua chưa chín chứa solanine, một thành phần có thể gây ngộ độc.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều cà chua có thể khiến bạn bị khó tiêu, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, gây đau dạ dày và bí khí, viêm loét dạ dày tá tràng. Tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều cà chua, chỉ dùng một lượng vừa đủ.

Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Ăn sắn không đúng cách cũng rất có hại cho sức khoẻ, sắn có thể chuyển hoá thành hydrogen cyanide rất độc hại. Có 2 loại, sắn ngọt và sắn đắng. Sắn ngọt chứa hàm lượng độc tố ít hơn 50 lần so với sắn đắng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó có đủ độc tố để giết chết một con bò mộng.

Lá, thân và mầm khoai tây chứa độc tố glycoalkaloids, một chất độc có ở loài hoa có tên nightshades. Nếu để khoai tây ở nơi ẩm thấp hoặc nhiều ánh sáng, hay đơn giản là để quá lâu, khoai sẽ bắt đầu mọc mầm. Bạn nên bỏ khoai lên mầm vì dù có cắt mầm đi thì độc tố có thể vẫn còn trong khoai tây.

Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ./.

Bài liên quan
Khoảng 2 tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, thị trường du lịch Tết ghi nhận sự phân hóa giữa tour trong nước và quốc tế, trong đó các tour quốc tế thu hút đông đảo khách hàng.
Khoảng 2 tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, thị trường du lịch Tết ghi nhận sự phân hóa giữa tour trong nước và quốc tế, trong đó các tour quốc tế thu hút đông đảo khách hàng.
Kinh doanh qua thương mại điện tử thì người bán sẽ phải kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nếu kê khai không đầy đủ hoặc muộn sẽ bị tính tiền chậm nộp.
10/01/2025
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua chương trình đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, 11 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá thị trường dịp Tết Ất Tỵ.
10/01/2025
Loại mứt làm từ củ đinh lăng (được gọi là 'nhân sâm của người nghèo') rất đắt khách vào dịp Tết vì vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe. Giá mứt đinh lăng khá đắt đỏ, tới hơn nửa triệu đồng 1 kg vẫn được nhiều người chuộng mua.
10/01/2025
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới để lì xì tăng cao. Việc này đã tạo thời cơ cho các đối tượng xấu sử dụng những thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản.
10/01/2025
Tin mới