GDP của Trung Quốc trong quý I tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước

Nhật Linh - Thứ tư, ngày 16/04/2025 19:10 GMT+7

Việc GDP của Trung Quốc trong quý I/2025 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước cho thấy đà phục hồi đáng kể của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều thử thách cần đối mặt.

GDP của Trung Quốc trong quý I tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước
Nền kinh tế Trung Quốc năm 2024 theo nhóm ngành, dựa trên số liệu từ Tổng Cục thống kê Trung Quốc (NBS) (Ảnh: VNEconomy).

Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố sáng 16/4, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý I năm nay tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy đà phục hồi đáng kể của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dù bối cảnh toàn cầu có nhiều bất ổn.

Con số này cao hơn dự kiến của các nhà phân tích do Reuters khảo sát là 5,1%. Nhờ các chương trình kích thích của chính phủ, nền kinh tế số hai thế giới đã duy trì được đà phục hồi mạnh mẽ bắt đầu từ cuối năm 2024.

Cùng với tăng trưởng GDP, một loạt chỉ số kinh tế chủ chốt cũng ghi nhận kết quả rất tích cực. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người trong quý đầu năm tăng 5,5% (tính theo giá danh nghĩa), phản ánh mức cải thiện trong đời sống người dân. Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng - thước đo chính cho sức mạnh chi tiêu của người dân - cũng tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, sản lượng công nghiệp có giá trị gia tăng - chỉ báo quan trọng về hoạt động sản xuất - tăng tới 6,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 5,9% ghi nhận trong 2 tháng đầu năm. Riêng trong tháng 3, sản lượng công nghiệp tăng mạnh 7,7%.

Ngoài ra, đầu tư tài sản cố định - một động lực lớn khác cho tăng trưởng - cũng tăng 4,2% trong 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở thành thị vẫn duy trì ở mức 5,3%, cho thấy thị trường lao động cần thêm thời gian để phục hồi hoàn toàn.

Bên cạnh những con số khởi sắc đó, phía trước vẫn còn nhiều thử thách mà nền kinh tế này phải đối mặt. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp tổng mức thuế quan 145% lên hàng hóa Trung Quốc, còn Bắc Kinh đánh thuế 125% với hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Các mức thuế cao ngất ngưởng nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực xuất khẩu và khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm vài điểm % trong năm nay.

Một số ngân hàng đầu tư Phố Wall đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay. Đa số các nhà phân tích lo lắng Trung Quốc sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng chính thức.

Vào ngày 15/4, UBS Group đưa ra dự báo bi quan nhất về Trung Quốc trong số các ngân hàng lớn. Cụ thể, UBS ước tính GDP nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 3,4% trong năm 2025 trong bối cảnh lĩnh vực xuất khẩu bị thuế quan của Mỹ bóp nghẹt.

UBS dự kiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm khoảng 66% trong những quý tiếp theo. Nhà băng này ước tính trong cả năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tính theo USD của Trung Quốc sang Mỹ sẽ sụt 10%.

Tình hình đang gây áp lực buộc giới chức Trung Quốc tung ra thêm các biện pháp kích thích mạnh mẽ để thúc đẩy tiêu dùng nội địa và thị trường nhà đất, đồng thời giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu và đầu tư.

Ông Robin Xing, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Morgan Stanley, kỳ vọng giới chức Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong quý II, bao gồm cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 50 điểm cơ bản (bps) và giảm lãi suất 15 bps.

Ông cũng dự đoán Bắc Kinh sẽ tiết lộ gói kích thích tài khóa mới trị giá khoảng 1.000 - 1.500 tỷ NDT (Nhân dân Tệ) trong nửa cuối năm để bù đắp cú sốc thuế quan.

Bài liên quan
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
16/04/2025
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
16/04/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
16/04/2025
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tái khởi động hàng loạt đòn thuế nhằm vào hàng hóa nước ngoài, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng những thay đổi này có thể khiến nước Mỹ rơi vào một kịch bản kinh tế rủi ro cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ qua.
16/04/2025
Tin mới