Nhật Bản giải phóng kho dự trữ để "xoa dịu" giá gạo

Nhật Linh - Thứ tư, ngày 09/04/2025 07:15 GMT+7

Gạo có mặt ở khắp mọi nơi trong chế độ ăn uống của người Nhật. Người ta dùng nó trong hầu hết các bữa ăn, dùng để làm sushi, làm đồ ngọt, lên men thành rượu và dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Nhưng việc quá phụ thuộc vào mặt hàng này khiến nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang rơi vào khủng hoảng giá gạo, buộc phải giải phóng kho dự trữ.

Nhật Bản giải phóng kho dự trữ để "xoa dịu" giá gạo
Chính phủ Nhật Bản bắt đầu giải phóng kho dự trữ gạo khẩn cấp trong bối cảnh giá cả tăng vọt. (Ảnh: Kyodo News)

Trong những năm gần đây, sự kết hợp của thời tiết xấu, nắng nóng và nguy cơ bão, động đất đã gây ra tình trạng mua sắm hoảng loạn ở quốc gia có 124 triệu dân này. Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, giá trung bình của một túi 60 kg đã tăng lên khoảng 160 USD vào năm ngoái (tăng 55% so với hai năm trước).

Tình hình đã trở nên tồi tệ đến mức vào khi tháng 2 vừa qua, chính phủ đã tuyên bố họ sẽ bán đấu giá 210.000 tấn gạo – hơn 1/5 lượng gạo dự trữ dự phòng của họ. Những bao gạo dự trữ đầu tiên hiện nay đã được bán tại các siêu thị ở Nhật Bản.

Chính phủ đã xây dựng kho dự trữ gạo vào năm 1995, hai năm sau khi mùa hè lạnh giá bất ngờ làm ảnh hưởng đến vụ thu hoạch lúa, buộc nước này phải nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài. Con số này giảm xuống sau trận động đất và sóng thần năm 2011 khiến 20.000 người chết hoặc mất tích và một lần nữa sau trận động đất chết người ở Kumamoto năm 2016.

Các quốc gia khác trên khắp châu Á, nơi gạo là lương thực chính, như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, cũng dự trữ gạo để bảo vệ người dân khỏi tình trạng thiếu hụt và giá cả tăng cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến chính trị, giống như đợt tăng giá trứng gần đây ở Mỹ.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, lô gạo đầu tiên gồm 150.000 tấn đã được đấu giá vào tháng trước. “Giá cả hiện nay cao bất thường”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Taku Eto cho biết trước cuộc đấu giá.

“Nhưng tôi kêu gọi mọi người đừng lo lắng”, ông nói thêm và cho biết việc bơm gạo vào thị trường sẽ có nghĩa là giá cả sẽ giảm xuống.

Eto cũng cho rằng nguyên nhân giá tăng gần đây là do vấn đề về chuỗi cung ứng, ông nói rằng có đủ gạo trong hệ thống, chỉ là gạo không được đưa lên kệ tại các siêu thị mà không nêu rõ lý do.

Trial Holdings, công ty điều hành chuỗi siêu thị giảm giá ở đảo Kyushu phía nam, đã xác nhận với CNN rằng lô gạo đấu giá đầu tiên đã có mặt trên kệ tại một số cửa hàng của họ.

Tuy nhiên, ở một đất nước coi trọng gạo như Việt Nam - với nhiều tỉnh thành cạnh tranh với nhau để giành danh hiệu gạo ngon nhất cả nước - một số người cho biết họ thà ngồi ngoài còn hơn vì nghi ngờ về chất lượng của loại gạo này.

Screenshot 2025-04-08 132520.png

Một bà nội trợ mua gạo tại siêu thị ở Nhật Bản. (Ảnh: CNN).

“Tôi không có ý định mua vì tôi nghe nói đó là gạo cũ. Tôi vẫn rất cầu kỳ về gạo”, bà nội trợ Emi Uchibori bày tỏ quan điểm.

Uchibori cho biết cô đã tích trữ nhu yếu phẩm vào đầu tháng 3 sau khi đọc thông tin giá cả sẽ tăng và hy vọng số hàng cô có sẽ đủ dùng cho đến khi giá cả giảm xuống. “Nhưng có vẻ như giá sẽ không trở lại mức giá ban đầu”, bà nói.

Yuko Takiguchi, 53 tuổi, một công nhân bán thời gian, cho biết bà sẽ không mua gạo đấu giá trừ khi giá gạo trở nên rẻ hơn đáng kể. Bà cho biết bà không ngại chi nhiều tiền hơn để mua gạo chất lượng vì giá bột mì cũng tăng, kéo theo chi phí cho các mặt hàng chủ lực khác như bánh mì, mì udon và mì ống cũng tăng theo.

“Tôi thích cơm làm thực phẩm chính vì nó no hơn. Ngoài ra, vì tôi có con đang tuổi đi học nên cơm là thực phẩm thiết yếu trong hộp cơm trưa của chúng”, cô nói.

Bài liên quan
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
09/04/2025
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
09/04/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
09/04/2025
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tái khởi động hàng loạt đòn thuế nhằm vào hàng hóa nước ngoài, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng những thay đổi này có thể khiến nước Mỹ rơi vào một kịch bản kinh tế rủi ro cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ qua.
09/04/2025
Tin mới