Ninh Bình: Bám sát chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô

Duy Thành - 05/12/2024

Các dự án đầu tư sản xuất ô tô Thành Công-Hyundai đã thành công thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô đầu tư tại tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình: Bám sát chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô
Hình ảnh Nhà máy ô tô Hyundai Thành Công ( tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn) nguồn: Sưu tầm

Tập đoàn Thành Công (TC Group) cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số bán hàng ô tô Hyundai, khi doanh số bán đạt khoảng 6.518 xe, tăng 39,3% so với tháng 8. Dẫn đầu doanh số là Hyundai Accent, với 1.290 xe bán ra, tăng 37,7% so với tháng trước. Hyundai Creta theo sát ở vị trí thứ hai với 1.068 xe, tăng trưởng ấn tượng 74,2%. Đáng chú ý, các dòng xe thương mại Hyundai với doanh số 777 xe tiếp tục đóng góp một phần quan trọng vào tổng doanh số của TC Group.

Tổ hợp sản xuất Hyundai tại Ninh Bình hiện nay đang sản xuất và lắp ráp 34 dòng xe thương mại và du lịch, phục vụ đa dạng phân khúc thị trường và đáp ứng xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam.

Với mạng lưới phân phối rộng khắp, nhà máy Hyundai Thành Công tại Ninh Bình hiện chiếm hơn 20% thị phần ô tô toàn quốc và đóng góp gần 70% thu ngân sách của tỉnh, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định. Đồng thời, góp phần xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành trung tâm sản xuất và lắp ráp ô tô hàng đầu cả nước.

Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã có những bước đi chiến lược trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, những thành quả thu được từ TC Group đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô tại Ninh Bình không chỉ đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp này mà còn góp phần hiện thực hóa các quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp đúng đắn của tỉnh Ninh Bình. Nhờ vào sự thành công của các dự án này, tỉnh Ninh Bình đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Từ khi đầu tư tại tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến nay, Tập đoàn Thành Công (TC Group) cùng với đối tác liên doanh đã đầu tư 08 dự án tại đây với tổng số vốn đăng ký gần 12.300 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng gần 93ha; công suất sản xuất, lắp ráp 195.000 xe ô tô các loại/năm và các dịch vụ Logistics, phân phối sản phẩm. Hoạt động hiệu quả, Dự án liên doanh ô tô Hyundai của Tập đoàn Thành Công (TC Group) liên tục có bước tăng trưởng về quy mô, sản lượng, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 được đi vào hoạt động từ tháng 11/2022, tại KCN Gián Khẩu mở rộng. Đây là nhà máy ô tô hiện đại, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của Hyundai toàn cầu, được xây dựng trên tổng diện tích 50ha, công suất 100.000 xe/năm, đưa tổng công suất các nhà máy sản xuất, lắp ráp xe Hyundai của Liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam tại KCN Gián Khẩu lên 180.000 xe/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực, đưa liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất khu vực của Hyundai Motor.

ninh-binh--lay-cong-nghiep-o-to-lam-dong-luc-tao-suc-bat-trong-thu-hut-dau-tu-va-phat-trien-kinh-te_66990f6f41df3.webp

Nhà máy lắp ráp ô tô số 2 của Hyundai Thành Công tại KCN Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (nguồn: Sưu Tầm)

Như vậy, sau khoảng 16 năm đầu tư tại Ninh Bình, Tập đoàn Thành Công và Hyundai đã triển khai 8 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 12.000 tỷ đồng và diện tích đất sử dụng trên 115 ha. Các dự án không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của liên doanh này trong nền công nghiệp ô tô Việt Nam.

Mới đây, Bộ Công Thương đăng tải toàn văn Dự thảo Đề cương chiến lược phát triển các ngành ô tô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Nội dung chính của chiến lược là phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh; nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng hiện đại.

sx lắp ráp.jpg

Sản xuất, lắp ráp ô tô tại nhà máy Hyundai Thành Công tại KCN Gián Khẩu - Ninh Bình. (nguồn: Sưu tầm)

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc. Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc…

Nhằm khẳng định vị thế của Ninh Bình là trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất của cả nước tỉnh Ninh Bình cần bám sát chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để tiếp tục có những cơ chế thuận lợi, chính sách hấp dẫn tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ sản xuất các linh kiện, thiết bị, phụ tùng nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá. Chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ, hiện đại.

Bài liên quan
Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD trong 11 tháng, chiếm gần 50% tổng kim ngạch rau quả, với Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính.
Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD trong 11 tháng, chiếm gần 50% tổng kim ngạch rau quả, với Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính.
Giải Taekwondo Cảnh Sát Châu Á Mở Rộng 2024 diễn ra từ ngày 6-9/12 tại tỉnh Quảng Ninh đã kết thúc thành công rực rỡ. Đây không chỉ là sự kiện thể thao mà còn là cầu nối văn hóa, góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.
05/12/2024
Năm 2024, kinh tế toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như xung đột địa chính trị leo thang, giá dầu giảm, giá vàng tăng và thị trường tài chính biến động mạnh. Tuy nhiên, trong bức tranh chung, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
05/12/2024
Việc đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn kết hợp với kế hoạch sản xuất trong nước là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo nguồn cung và giữ ổn định giá cả trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
05/12/2024
Với đợt triệu hồi mới nhất vào tháng 11/2024 vì lỗi bộ biến tần, Cybertruck của Tesla tiếp tục chứng tỏ còn nhiều điểm cần hoàn thiện, sau hàng loạt các đợt triệu hồi trước đó trong năm.
05/12/2024
Tin mới