Phân biệt hàng hoá thật - giả trên thị trường

Thục Khuê - Thứ tư, ngày 20/11/2024 22:16 GMT+7

Mỗi ngày, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn ngang nhiên xuất hiện trên thị trường, và người bị hại cuối cùng vẫn là người tiêu dùng “ tiền mất, tật mang”.

Phân biệt hàng hoá thật - giả trên thị trường
Phân biệt Hàng hoá thật giả trên Thị trường

Hầu hết các hãng có thương hiệu đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa.

Về góc độ kinh tế, hàng giả gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh. Tác động tiêu cực đầu tiên là làm mất uy tín. Điều này khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn”. Mà hàng giả, hàng kém chất lượng khiến những mặt hàng chính hãng lâm vào tình trạng ế ẩm. Hơn nữa hệ lụy mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ. Như ảnh hưởng đến sức khỏe, hay tài chính của người tiêu dùng.

Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả. Đặc biệt hơn cả là hàng giả còn phong phú cả về chủng loại. Vì thế người tiêu dùng cần chuẩn bị cho mình kiến thức để phân biệt hàng thật giả qua bao bì sản phẩm.

Các tip phân biệt hàng thật - hàng giả:

1. Thương hiệu, bao bì

Hầu hết các sản phẩm chính hãng có tiếng đều bị nhái thương hiệu tương tự đến 80% thành phần tên thương hiệu.

Ví dụ với các thực phẩm bánh kẹo như Chocopie(Orion), Solite (Kinh Đô), Dasani,… là các sản phẩm có tiếng thường bị làm nhái trên thị trường với tên như: Choco-pai, Salite,…

Có thể thấy, ngoài phần tên thương hiệu, bao bì các sản phẩm giả có vẻ nhợt nhạt, nét in mờ, đường nét không rõ ràng, màu sắc không chuyên nghiệp, so với hàng chuẩn nhìn rất “Dại”.

Chính vì thế, lưu ý và nhớ tên thương hiệu chính hãng cũng là cách đơn giản để phân biệt hàng thật giả bằng cảm quan ngay tức thời.

2. Kiểm tra mã vạch

Kiểm tra hàng hóa bằng mã vạch

Kiểm tra hàng hóa bằng mã vạch

Đối với ngành thực phẩm bánh kẹo bị làm giả thương hiệu chỉ cần phân biệt đơn giản, tuy nhiên các sản phẩm khác như mỹ phẩm, hóa chất hay đồ điện tử,… cần phân biệt được thì cần check đến công cụ khác của sản phẩm là Mã vạch (Barcode).

Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạch. Mã vạch cũng như là “chứng minh nhân dân” của hàng hóa, giúp người mua phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.

Mã vạch của hàng hóa gồm hai phần: mã số của hàng hóa để người kiểm tra hay người dùng có thể nhận diện; mã vạch dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.

Mã vạch có 2 chuẩn thông dụng: chuẩn UPC-A và chuẩn EAN.

Tại Việt Nam, mã vạch trên sản phẩm hàng hóa đều được sử dụng theo một mã vạch chuẩn là EAN gồm 13 số. Trong 13 số này đọc từ trái qua phải như sau:

  • 3 số đầu – mã số quốc gia (893 – mã vạch Việt Nam, 693 – 692 – 691 – 690 – mã vạch Trung Quốc, 885 – mã vạch Thái Lan, 880 – mã vạch Hàn Quốc,…).

  • 4 số tiếp – mã số doanh nghiệp, 5 số tiếp nữa – mã số sản phẩm.

  • 1 số cuối – mã số kiểm tra.

Ví dụ: Có một dãy mã số: 8 9 3 7 6 5 3 4 4 5 9 8 3

Trong đó:

[8 9 3] – là mã quốc gia của Việt Nam.

[7 6 5 3] – là mã doanh nghiệp ở Việt Nam.

[4 4 5 9 8] – là mã số hàng hóa của doanh nghiệp.

[3] – là số kiểm tra.

Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng có thể check mã vạch trên sản phẩm. Người tiêu dùng có thể sử dụng các App quét mã vạch trên di động tìm kiếm thông tin.

3. Mã QRcode, Datamatrix

Mã hóa thông tin trở nên phổ biến và tối ưu hơn cả với mã QR code. Nếu như mã vạch vẫn có thể bị làm giả hoặc có thể check ra thông tin nhưng với mã QR code thì khác. Mã hóa thông tin bảo mật cấp cao giúp doanh nghiệp có thể mã hóa thông tin sản phẩm để người tiêu dùng có thể nắm được chỉ cần quét trên ứng dụng check mã trên điện thoại di động.

Mã QRcode được in lên bao bì sản phẩm hay trực tiếp trên sản phẩm để giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra thông tin.

Sử dụng mã QR Code/Data Matrix trong sản xuất đang dần trở thành một xu thế tất yếu. Với chức năng truy xuất được nguồn gốc, rà soát từng giai đoạn trong chuỗi chế biến sản xuất và phân phối. Minh bạch thông tin về thương hiệu, các chứng nhận mà doanh nghiệp đang áp dụng cho từng sản phẩm với ngành nghề.

Các cách trên có thể phần nào giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm đấy là thật hay là giả trên thị trường.

Bài liên quan
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
20/11/2024
Sau thời gian dài nhường "ngôi" cho sầu riêng, thanh long đã có màn trở lại ngoạn mục trong những tháng đầu năm 2025. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 94 triệu USD, loại quả từng là niềm tự hào của ngành rau quả Việt Nam đã bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu, chính thức lấy lại “ngôi vương” trong ngành hàng trái cây xuất khẩu.
20/11/2024
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
20/11/2024
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
20/11/2024
Tin mới