Visa và Mastercard tiếp tục rơi vào "tầm ngắm"

Mỹ Hoa - Thứ hai, ngày 26/05/2025 16:36 GMT+7

Các cơ quan quản lý châu Âu một lần nữa đưa tập đoàn Visa Inc và Mastercard Incorporated vào "tầm ngắm". Đợt giám sát mới nhất tập trung vào phí mạng lưới (scheme fees), tức là các khoản phí mà hai tập đoàn này đánh vào các ngân hàng giúp thực hiện các khoản thanh toán bằng thẻ qua mạng lưới của họ.

Visa và Mastercard tiếp tục rơi vào "tầm ngắm"
Visa và Mastercard tiếp tục rơi vào "tầm ngắm"

Cụ thể, lần này Ủy ban châu Âu muốn làm rõ ba mối quan ngại chính. Đó là mức độ lựa chọn của các nhà bán lẻ trong việc chấp nhận Visa và Mastercard, giá trị họ nhận được từ các khoản phí đã trả và sự minh bạch của các khoản phí này. Mặc dù cuộc điều tra đang ở giai đoạn sơ bộ, nhưng nó có thể dẫn đến các thủ tục chính thức và các hình phạt có thể lên tới 10% doanh thu hàng năm của mỗi tập đoàn.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các bình luận gần đây của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, đã ủng hộ việc triển khai đồng Euro kỹ thuật số và giảm sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào các mạng lưới thanh toán ở nước ngoài.

Trước đó, các nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất châu Âu đã thúc giục Ủy ban châu Âu kiểm soát các khoản phí cao được cho là do Visa và Mastercard tính, làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của khối và cản trở các đối thủ.

Cụ thể, nhóm mạng lưới thẻ thanh toán ICS đã trích dẫn một báo cáo năm 2024 của The Brattle Group cho thấy mức tăng tích lũy trong phí của ICS là 33,9% từ năm 2018 - 2022 - trung bình 7,6% mỗi năm - ngoài lạm phát, nhưng không tìm thấy bất kỳ cải thiện tương ứng nào.

Liên quan đến lần giám sát mới này, Visa bảo vệ chính sách giá của mình bằng cách nhấn mạnh vào bảo mật, rủi ro gian lận tối thiểu và dịch vụ không bị gián đoạn, Mastercard lại biện minh cho khoản phí bằng cách nhấn mạnh sự lựa chọn của người tiêu dùng và uy tín trên toàn cầu. Việc bổ sung đợt giám sát mới của EU vào danh sách này có thể làm gia tăng sự thận trọng của nhà đầu tư đối với Visa và Mastercard./.

Bài liên quan
Sáng 27/5, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp cùng Viện tăng trưởng xanh toàn cầu và Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu NetZero của Việt Nam”. Buổi hội thảo diễn ra với các phiên tham luận và phiên thảo luận bàn tròn giữa các đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,...
Sáng 27/5, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp cùng Viện tăng trưởng xanh toàn cầu và Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu NetZero của Việt Nam”. Buổi hội thảo diễn ra với các phiên tham luận và phiên thảo luận bàn tròn giữa các đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,...
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp hiện đứng thứ 6 trong số các thị trường trong khối EU, với kim ngạch năm 2024 gần 3,45 tỷ USD và duy trì đà tăng trên 19% trong 4 tháng đầu năm 2025.
26/05/2025
Ngày 26/5, Nhật Bản cho biết nước này và Mỹ đã thống nhất tăng cường nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán thuế quan song phương.
26/05/2025
VASEP khuyến nghị, doanh nghiệp ngành tôm cần tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng thị trường, sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng.
26/05/2025
Tổng thống Donald Trump vừa thông báo quyết định gia hạn thời hạn áp thuế quan 50% đối với Liên minh châu Âu (EU) đến ngày 9/7, sau cuộc điện đàm “rất tốt đẹp” với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Thông tin này được ông Trump công bố trước báo giới vào ngày 25/5, mở ra một tia hy vọng cho các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa hai bên.
26/05/2025
Tin mới