Đề xuất bổ sung nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10% hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Do đó cần xem xét lại xem có nên bổ sung mặt hàng này vào dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hay không?
Bộ Y tế cho rằng mức thuế 10% là chưa đủ để làmthay đổi hành vi tiêu dùng, giảm tỷ lệ thừa cân béo phì và các bệnh không lâynhiễm và đề xuất cần áp mức thuế cao hơn (40%). Theo nghiên cứu được Tổ chứcHealthBridge Canada thực hiện thì nếu áp dụng mức thuế nêu trên thì sẽ thu ngânsách được khoảng 17,4 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, Bộ Tài chính đề nghị vẫn giữnguyên đề xuất chỉ áp dụng mức thuế suất 10% để khuyến khích doanh nghiệp sảnxuất, nhập khẩu loại đồ uống có lượng đường thấp, nâng cao nhận thức, điềuchỉnh hành vi người tiêu dùng. Theo ý kiến của Bộ Tài chính, “việc mở rộngphạm vi để bao trùm đầy đủ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên bằng chứng, lýlẽ thuyết phục phù hợp với điều kiện Việt Nam”. Tuy nhiên, cũng có những ýkiến cho rằng cả kỳ vọng tăng doanh thu thuế hay nâng cao nhận thức và điềuchỉnh hành vi người tiêu dùng đều không đạt được vì nhiều lý do.
Việc áp thuế TTĐB với NGKCĐ không làm tăng thu ngân sách như kỳ vọng, đồng thời gây tác động tiêu cực chung đối với toàn nền kinh tế
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về tác động kinh tế của việc áp thuế TTĐB đối với NGK đã chỉ ra rằng nếu áp dụng mức thuế TTĐB 10% đối với NGK thì thu ngân sách từ thuế gián thu (thuế TTĐB) năm đầu tiên (2026) sẽ tăng khoảng 8.507 tỷ đồng nhưng thu ngân sách từ thuế trực thu sẽ giảm khoảng 2,152 tỷ đồng. Từ những năm tiếp theo (tức từ năm 2027 trở đi), thu ngân sách cả từ cả thuế gián thu và thuế trực thu đều sẽ bắt đầu suy giảm với mức -0,495%/năm, tương ứng ước tính giảm khoảng 4.978 tỷ đồng/năm. Điều này dẫn tới giảm giá trị tăng thêm, giảm giá trị sản xuất, giảm lợi nhuận; kéo theo làm giảm tổng nguồn thu ngân sách ở các chu kỳ sau. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá việc áp dụng chính sách thuế TTĐB này sẽ không những tác động trực tiếp lên ngành đồ uống mà còn tác động lan tỏa tới 25 ngành trong nền kinh tế và dẫn đến sụt giảm khoảng 0,448% GDP, tương ứng 42.570 tỷ đồng. Do vậy, CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường.
PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính
PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính nhận định, việc cải cách chính sách thuế giai đoạn 2025 - 2026 cần phải khuyến khích tiêu dùng nội địa; tính tới rủi ro của DN; rủi ro lạm phát trong ngắn hạn. Theo ông Cường, từ tháng 1/2023 đến tháng 8/2024, tốc độ sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5%, thấp hơn mức tăng GDP quý. Muốn thay đổi cơ cấu kinh tế phải khuyến khích tiêu dùng nội địa. Do đó, các chính sách thuế đối với tiêu dùng nội địa như thuế VAT, TTĐB cần phải tính toán cụ thể.
Nếuáp dụng mức thuế cao hơn (ví dụ 40%) thì tác động đối với các doanh nghiệptrong ngành cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nước giải khát sẽ lớnhơn và thu ngân sách cũng sẽ giảm khi doanh thu thuế VAT và thuế TNDN từ cácdoanh nghiệp này giảm do lượng tiêu thụ nước giải khát ít hơn trước.
Việc áp dụng chính sách thuế TTĐB đối với mặthàng nước giải khát có đường (NGKCĐ) có thể không làm thay đổi hành vi ngườitiêu dùng
Việc áp mức thuế suất cao, ví dụ như 40%, đối với NGKCĐ sẽ làm giá bán lẻ của sản phẩm này tăng lên một cách đáng kể. Việc tăng giá bán lẻ có thể làm giảm tiêu thụ mặt hàng này tuy nhiên sẽ không có gì có thể đảm bảo rằng tỷ lệ thừa cân béo phì sẽ giảm, do người tiêu dùng vẫn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm khác có chứa đường khác mà không bị chịu thuế TTĐB. Ngay cả khi họ không uống nước giải khát đóng chai thì họ vẫn có thể chuyển sang các loại đồ uống có đường khác mà không bị chịu thuế như các loại nước uống đường phố, các đồ uống tự pha chế,… Ngoài ra đường cũng có trong rất nhiều loại đồ uống và thực phẩm khác như sữa, bánh kẹo, kem, ….
Các nghiên cứu khoa học bởi các chuyên gia dinh dưỡng đều chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thừa cân, béo phì như thiếu cân bằng dinh dưỡng, tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calorie cao, bệnh di truyền, và thiếu vận động thể chất. Mặt khác, lượng đường và calo từ nước giải khát thấp hơn nhiều so với các sản phẩm có đường khác. Lượng đường trung bình trong nước giải khát là 11g/100 ml, thấp hơn mức trung bình trong các sản phẩm bánh kẹo phổ thông (từ 29g/100g, một số loại vượt ngưỡng 40g/100g. Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam về thành phần dinh dưỡng của thực phầm, lượng calo trung bình cung cấp từ nước giải khát có đường (44 kcal/100ml) thấp hơn nhiều so với các thực phẩm phổ biến khác, đặc biệt là các thực phẩm có chứa đường khác như sữa, bánh, kẹo.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số quốc gia đánh thuế đồ uống có đường có thể đã ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ giảm nhưng tỷ lệ TCBP vẫn tiếp tục gia tăng. Cụ thể:
Philippines áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường từ năm 2018. Tỷ lệ TCBP năm 2015 là 31,1% đã tăng lên 37,2% vào năm 2019 và 38.6% trong giai đoạn 2021-2022.
Thái Lan áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường từ năm 2017. Hai năm sau áp thuế (2018-2019), mặc dù mức tiêu thụ đồ uống có đường trung bình hàng ngày đã giảm từ 474,0 mL trong năm 2018 xuống còn 453,8 mL vào năm 2019, tương đương mức giảm 2,5%. Tuy nhiên, tỉ lệ TCBP ở Thái Lan vẫn tăng từ 28,7% năm 2014 lên 33,2% vào năm 2019./.