25% người tiêu dùng mua sắm online để dự trữ hàng hóa

VTV - Thứ tư, ngày 27/11/2024 16:19 GMT+7

Sự chuyển đổi trong hành vi tiêu dùng và tốc độ phát triển của công nghệ dự báo sẽ tạo nên một thị trường bán lẻ sôi động hơn vào năm 2025.

25% người tiêu dùng mua sắm online để dự trữ hàng hóa
78% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm chất lượng cao hơn

Báo cáo từ NielsenIQ và AppotaPay đều nhấn mạnh rằng, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chú trọng vào chất lượng sản phẩm. 78% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm chất lượng cao hơn. Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thương mại điện tử (TMĐT) sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số mà còn góp phần đưa Việt Nam đạt được mục tiêu doanh thu bán lẻ lớn hơn, với 10% tổng doanh thu bán lẻ đến từ thương mại điện tử vào năm sau.

Sự phát triển của công nghệ không chỉ giúp TMĐT trở thành động lực chính mà còn thúc đẩy các mô hình như mua sắm đa kênh (omnichannel), nơi người tiêu dùng có thể kết hợp giữa mua hàng trực tuyến và tại cửa hàng. Báo cáo từ AppotaPay cũng chỉ ra rằng, 25% người tiêu dùng mua sắm online để dự trữ hàng hóa và 21% mua để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, cho thấy sự kết hợp giữa TMĐT và bán lẻ truyền thống ngày càng quan trọng.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định: "Quy mô kinh tế số Việt Nam hiện đạt 13 - 14% GDP, với mục tiêu chiếm 20% GDP vào năm 2025. Đây là thời cơ vàng để Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu, tận dụng lợi thế từ chuyển đổi số".

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, để đạt mục tiêu xuất khẩu TMĐT hơn 11 tỷ USD vào năm 2027, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng, đồng thời đảm bảo các tiêu chí về môi trường và phát triển bền vững.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Minh Tuấn nhấn mạnh rằng, thị trường bán lẻ năm 2025 sẽ tiếp tục là sân chơi đầy cơ hội và thách thức. Theo đó, TMĐT sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số mà còn góp phần đưa Việt Nam đạt được mục tiêu doanh thu bán lẻ lớn hơn, với 10% tổng doanh thu bán lẻ đến từ TMĐT vào năm 2025. Để không tụt lại phía sau, các doanh nghiệp cần chủ động đón đầu các xu hướng tiêu dùng, tận dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bài liên quan
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
27/11/2024
Sau thời gian dài nhường "ngôi" cho sầu riêng, thanh long đã có màn trở lại ngoạn mục trong những tháng đầu năm 2025. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 94 triệu USD, loại quả từng là niềm tự hào của ngành rau quả Việt Nam đã bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu, chính thức lấy lại “ngôi vương” trong ngành hàng trái cây xuất khẩu.
27/11/2024
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
27/11/2024
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
27/11/2024
Tin mới