Bất ngờ sức hấp dẫn gạo Việt Nam ở thị trường Nhật Bản

Theo NLĐ - Thứ bảy, ngày 03/05/2025 20:20 GMT+7

Nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam ở thị trường Nhật Bản ngày càng lớn, giá trị thu về hơn 700 USD/tấn.

Bất ngờ sức hấp dẫn gạo Việt Nam ở thị trường Nhật Bản
Nhu cầu xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản rất lớn. Ảnh: Vinaseed cung cấp

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết tháng 5 này, doanh nghiệp sẽ xuất khẩu lô gạo đầu tiên có dán nhãn phát thải carbon vào thị trường Nhật Bản. Giá bán tại kho của lô hàng này là 785 USD/tấn, nếu cộng thêm chi phí giao đến cảng, giá bán sẽ vào khoảng hơn 800 USD/tấn.

"Cơ hội tại thị trường Nhật Bản là rất lớn, họ ngỏ ý muốn mua nhiều hơn nhưng do mình chưa đáp ứng được nên không dám nhận đơn" - ông Bình cho hay.

Kết quả trên có được là nhờ doanh nghiệp hợp tác với phía Nhật Bản về kỹ thuật sản xuất, tìm hiểu tiêu chuẩn mà thị trường này đặt ra.

Ông Bình cho hay: "Nhật Bản là thị trường tiềm năng lớn nhưng rất khắt khe về chất lượng. Do vậy, nông dân phải liên kết và trồng theo yêu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trồng theo tiêu chuẩn mà họ đưa ra".

Năm 2022, lô gạo đầu tiên của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản với số lượng 100 tấn, nhưng đến năm 2024 đợt xuất khẩu gạo lần thứ hai đã lên đến 6.000 tấn, tức là gấp 60 lần.

Tuy nhiên, nhập khẩu gạo Việt Nam vào Nhật Bản phải vượt qua các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với 624 tiêu chí kiểm định, qua ba lần kiểm tra.

Tại Đại hội Đồng cổ đông 2025 vừa diễn ra, bà Nguyễn Thị Trà My, Chủ tịch HĐQT Công CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), nhận định nhu cầu tiêu thụ gạo ở Nhật đang tốt, HĐQT Vinaseed đã thảo luận và cùng tìm cách xuất khẩu gạo sang Nhật Bản.

Để thực hiện mục tiêu này, Vinarice, thành viên của Tập đoàn Vinaseed, tham gia vào dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long" (TRVC) của Chính phủ Úc.

Bà My chia sẻ: "Chúng tôi canh tác giảm phát thải ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, kết quả vụ 1 đã giảm được 3.888 tấn CO2 và nhận thưởng 28.600 AUD (đô la Úc)" .

"Chúng tôi luôn tìm kiếm những thị trường khó tính bởi khi làm việc với thị trường khó tính, chúng tôi có thể thể hiện được sức cạnh tranh của doanh nghiệp" - Chủ tịch Vinaseed chia sẻ.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28-4-2025, cả nước hiện có 152 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Số liệu thống kê của Cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy quý I-2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 2,31 triệu tấn, đem về 1,21 tỉ USD, tăng 5,82% về lượng, nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Giá gạo xuất khẩu trung bình quý đầu năm 522 USD/tấn, giảm 20,18%./. 

Bài liên quan
Tối 27/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” đối với Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Tối 27/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” đối với Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Định kỳ 6 tháng một lần, EU sẽ xem xét việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của nhà nhập khẩu để sửa đổi tần suất kiểm tra biên giới đối với từng sản phẩm.
03/05/2025
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc miễn thuế nhập khẩu có thể sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước.
03/05/2025
Cục Hải quan cho biết, thời gian qua đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm, trong đó, đáng chú ý, đã phát hiện 3 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá.
03/05/2025
Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, xuất khẩu nông sản giờ đây không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường dễ tính.
03/05/2025
Tin mới