Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng

Ngọc Mỹ - Thứ tư, ngày 21/05/2025 00:00 GMT+7

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt liên quan đến mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm khẩn trương siết chặt quản lý sản phẩm chống nắng.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng
Ảnh minh hoạ.

Theo chỉ đạo tại Công điện 55/CĐ-TTg ngày 2/5/2025 và Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ, cùng các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược, ngành y tế địa phương và các doanh nghiệp liên quan được yêu cầu thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chống nắng đang lưu hành trên thị trường.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các địa phương thực hiện rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng chống nắng, bảo đảm tuân thủ đúng quy định hiện hành. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố.

Các đơn vị chức năng tại địa phương cần tăng cường kiểm tra việc ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm chống nắng. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm lấy mẫu để xác định chỉ số SPF – yếu tố then chốt đánh giá hiệu quả bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Những sản phẩm vi phạm sẽ bị thu hồi, tiêu hủy và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Với các đơn vị sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường, Bộ Y tế yêu cầu rà soát kỹ hồ sơ thông tin sản phẩm, phương pháp và kết quả xác định chỉ số SPF. Những thông tin này cần đầy đủ, chính xác và sẵn sàng cung cấp cho cơ quan chức năng khi kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, nhãn sản phẩm phải được kiểm tra để bảo đảm tính thống nhất với nội dung phiếu công bố, chỉ số SPF được ghi đúng quy định và tuân thủ Hướng dẫn của ASEAN về ghi nhãn mỹ phẩm chống nắng.

Bộ Y tế khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm lưu hành trên thị trường là an toàn, chất lượng và minh bạch về thông tin. Đồng thời, việc này cũng góp phần ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, bảo vệ uy tín của những thương hiệu mỹ phẩm chân chính trong nước và quốc tế.

Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai, báo cáo kịp thời các trường hợp vi phạm, phối hợp xử lý triệt để nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm chống hàng giả, hàng kém chất lượng như hiện nay.

Bài liên quan
Hiện các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực mỹ phẩm diễn biến ngày càng phức tạp - theo nhận định của Bộ Y tế.
Hiện các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực mỹ phẩm diễn biến ngày càng phức tạp - theo nhận định của Bộ Y tế.
Xuất khẩu gạo còn nhiều mặt hạn chế, rào cản về kỹ thuật, chất lượng cùng chi phí vận chuyển logistics. Cùng đó là thiếu công tác chế biến sâu và bảo quản, cũng như chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững...
21/05/2025
Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026.
21/05/2025
Một đường dây sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng giả quy mô cực lớn đã bị lực lượng chức năng triệt phá, thu giữ hơn 100 tấn hàng.
21/05/2025
Cục Dự trữ Nhà nước vừa có công văn về thực hiện xuất bán gần 90.000 tấn lương thực dự trữ quốc gia thuộc kế hoạch xuất bán luân phiên đổi hàng năm 2024 chưa thực hiện xong chuyển sang năm 2025.
21/05/2025
Tin mới