Các ngành hàng chủ lực tìm hướng đa dạng thị trường xuất khẩu

VTV Digital - Thứ ba, ngày 08/04/2025 12:40 GMT+7

Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Các ngành hàng chủ lực tìm hướng đa dạng thị trường xuất khẩu
Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại cũng mở ra cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động xuất khẩu theo hướng cân bằng, bền vững và tập trung khai thác các thị trường mới. Với sự chỉ đạo của Chính phủ, nỗ lực của các bộ ngành, cơ quan, thương vụ và cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều kịch bản thích ứng đã được chủ động xây dựng, bao gồm xúc tiến mở rộng thị trường nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2025.

Với 60% thị phần xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là đối tác lớn nhất của Tổng Công ty May 10. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang chủ động tìm kiếm các thị trường mới để đa dạng hóa sản phẩm và ổn định hoạt động xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc Điều hành Tổng Công ty May 10 cho biết: "Chúng tôi phải tiết kiệm chi phí cũng như tăng năng suất thông qua đầu tư trang thiết bị và công nghệ để có giá thành cạnh tranh nhất. Hiện chúng tôi đang duy trì đẩy mạnh thị trường Nhật Bản, EU, Úc và Trung Đông".

Ngành da giày, một lĩnh vực xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ, cho biết các doanh nghiệp sẽ tăng cường nhập khẩu nguyên liệu da từ thị trường này để giảm thiểu tác động của thuế quan.

Tan-cang-online-1.jpg

Các ngành hàng chủ lực đang tìm hướng đa dạng thị trường xuất khẩu. Ảnh minh họa.

"Chúng tôi cố gắng đa dạng thị trường, mặt khác thì tăng nhập khẩu da thuộc từ Mỹ để có thể cân đối lại tỷ trọng nhập khẩu, tăng tỷ trọng Mỹ trong sản phẩm", bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho hay.

Các doanh nghiệp gỗ, bên cạnh việc tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Hoa Kỳ, cũng đang nỗ lực khai thác các thị trường ngách để mở rộng xuất khẩu.

Ông Ngỗ Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: "Thị trường Trung Đông, Úc và các nước ASEAN quy mô nhỏ. Song chúng tôi luôn tâm niệm, chúng ta chuyển từ gia công theo đơn hàng, theo mẫu mã từ nước ngoài chủ động thiết kế mẫu mã, thậm chí xây dựng thương hiệu".

Các hiệp hội kỳ vọng 17 Hiệp định thương mại tự do với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp Việt cũng cần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu, nâng cao hàm lượng công nghệ trong từng đơn hàng để tăng sức cạnh tranh so với các đơn hàng gia công.

Bài liên quan
Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
Sau thời gian dài nhường "ngôi" cho sầu riêng, thanh long đã có màn trở lại ngoạn mục trong những tháng đầu năm 2025. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 94 triệu USD, loại quả từng là niềm tự hào của ngành rau quả Việt Nam đã bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu, chính thức lấy lại “ngôi vương” trong ngành hàng trái cây xuất khẩu.
08/04/2025
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
08/04/2025
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
08/04/2025
Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tạm thời chưa chốt đơn hàng mới sang thị trường Mỹ nhằm tránh rủi ro.
08/04/2025
Tin mới