Chi gần 2 tỷ USD mua tôm cá Việt, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ngọc Mỹ (t/h) - Thứ hai, ngày 14/04/2025 22:58 GMT+7

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng kim ngạch. Quý 1/2025, Trung Quốc cũng chi 464 triệu USD, dẫn đầu trong các nước mua thủy sản của Việt Nam.

Chi gần 2 tỷ USD mua tôm cá Việt, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Hiện Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Trung Quốc mua thủy sản nhiều nhất của Việt Nam

Trung Quốc đã duy trì vị trí số một trong những năm gần đây về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong năm 2024, Trung Quốc đã chi 1,9 tỷ USD mua thủy sản Việt Nam, chiếm gần 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong quý 1/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,31 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục đứng đầu với 464 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2024.

Trung Quốc là thị trường chủ yếu của tôm và cá tra Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 843 triệu USD, tăng 39% so với năm trước. Trong cơ cấu xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, tôm loại khác (bao gồm tôm hùm) chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 51,7%. Trung Quốc hiện chiếm 98-99% thị phần tôm hùm của Việt Nam.

Trong khi đó, với cá tra, năm 2024, Trung Quốc chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, với 581 triệu USD, tăng 1% so với năm 2023. Mặc dù trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 11%, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Theo VASEP, Trung Quốc tiếp tục là một thị trường quan trọng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Những tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng trưởng 26%. Người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục duy trì nhu cầu cao với các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam, đặc biệt là khi các thị trường khác như Mỹ và EU đang có dấu hiệu suy giảm.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?

Bà Lê Hằng cho hay, Trung Quốc là "gã khổng lồ" trong ngành thủy sản, với tổng sản lượng năm 2024 đạt 74,1 triệu tấn, tăng 4%, trong đó, nuôi trồng thủy sản chiếm 58,1 triệu tấn. Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 4,08 triệu tấn, tăng 12,4% và giá trị 19,5 tỷ USD, tăng 0,5%.

Tuy nhiên, thị trường Mỹ – từng chiếm 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu – đang thu hẹp đáng kể do chiến tranh thương mại và thuế quan. Năm 2024, xuất khẩu thủy sản Trung Quốc sang Mỹ chỉ còn 354.900 tấn, giảm 13,93% so với 700.000 - 900.000 tấn năm 2023. Nếu xu hướng này tiếp diễn, dự báo đến năm 2028, giá trị xuất khẩu thủy sản Trung Quốc có thể giảm xuống còn 9,2 tỷ USD (so với 11,6 tỷ USD năm 2023), mất đi một phần tư giá trị do các rào cản thương mại.

ca-tra (3)_1689656280.jpg

Quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 464 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.

"Khi bị hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc buộc phải tìm kiếm các điểm đến mới cho lượng thủy sản khổng lồ của mình", bà Hằng nói.

Theo bà Hằng, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang thì cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và cả các thị trường khác đều bị thu hẹp vì phải chia phần với phần xuất khẩu mà Trung Quốc sẽ sụt giảm sang Mỹ (1,6-1,8 tỷ USD/năm).

Các doanh nghiệp cần tính tới phương án chuyển hướng và đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ hoặc Trung Quốc. Trong đó, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, qua các FTA (EVFTA, CPTPP, RCEP) để giảm phụ thuộc. Ví dụ, tôm Việt Nam vào EU được miễn thuế, trong khi hàng Trung Quốc chịu 12-20%. Khai thác thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ để phân tán rủi ro.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp cần chú trọng kiếm soát xuất xứ, minh bạch truy xuất nguồn; Đầu tư vào công nghệ chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (FDA, ASC, MSC)./. 

Bài liên quan
Sau thông báo hoãn áp thuế, rất nhiều đơn hàng đã quay trở lại. Nhiều đơn hàng dệt may, da giầy có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng của Mỹ.
Sau thông báo hoãn áp thuế, rất nhiều đơn hàng đã quay trở lại. Nhiều đơn hàng dệt may, da giầy có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng của Mỹ.
Trước vụ việc sản xuất và tiêu thụ gần 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Y tế cho biết đang tích cực phối hợp với Bộ Công an trong quá trình điều tra, nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
14/04/2025
Nguồn thịt nhập về chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng thịt trong nước, do đó không làm ảnh hưởng đến giá lợn hơi trong nước.
14/04/2025
Hiện tại nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Nghệ An đang có nhu cầu tuyển dụng 12.000 lao động với mức lương hấp dẫn.
14/04/2025
Sáng ngày 15/4, “Họp báo phát động hưởng ứng các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2025” do Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam VICOPRO tổ chức đã truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa tới người tiêu dùng và cộng đồng. Chiến dịch năm nay thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
14/04/2025
Tin mới