Doanh nghiệp Việt “mất hút” trên đường đua thị phần thương mại điện tử

VTV.vn - Chủ nhật, ngày 18/05/2025 20:56 GMT+7

Doanh nghiệp ngoại đã chiếm đến hơn 99% thị phần thương mại điện tử, lấn át hoàn toàn các doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt “mất hút” trên đường đua thị phần thương mại điện tử
Ảnh minh hoạ

Chỉ cách đây hơn 3 năm thôi, Tiki cùng với Sendo là 2 đại diện doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại trên thị trường thương mại điện tử. Nhưng theo các báo cáo thị trường mới nhất, trong quý I, cả 2 thương hiệu này đã gần như "mất tích" trên bản đồ thị phần về tổng giá trị giao dịch hàng hóa của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, khi con số thị phần gần như về mức 0%.

Theo giới phân tích, thị phần của các doanh nghiệp Việt co hẹp như hiện nay là hệ quả của việc dần đánh mất năng lực cạnh tranh trong vài năm trở lại đây khi các sàn thương mại điện tử ngoại nắm bắt được xu hướng mua sắm kết hợp giải trí của người dùng Việt Nam, để vươn lên lấy thị phần.

Điển hình là trong quý I vừa qua, một nền tảng video giải trí ngắn kết hợp mua sắm đã tăng trưởng hơn 110%, nâng mức thị phần lên gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Các sàn thương mại điện tử lẫn nhà bán hàng không bắt kịp xu hướng này đều chịu cảnh "chệch nhịp" khỏi đường đua thị phần.

Sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp ngoại đã buộc doanh nghiệp Việt chuyển hướng. Như Sendo vừa quyết định rời bỏ mô hình sàn thương mại điện tử đa ngành để chuyển mình trở thành nền tảng chuyên bán nông sản, thực phẩm.

Các chuyên gia nhìn nhận cục diện cạnh tranh trên thị trường sẽ còn tiếp tục thay đổi, doanh nghiệp nội sẽ vẫn còn cơ hội nếu chọn đúng hướng.

Ông Jianggan Li - Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Momentum Works nhận định: "Một trong những điểm rất thú vị của cạnh tranh thương mại điện tử đó là không nên dự báo trước vì thường bạn sẽ sai. Rất nhiều những cái tên chúng ta chúng ta từng cho là sẽ không bao giờ bị mất thị phần, nhưng sau đó bị thụt lùi so với đối thủ cạnh tranh có chiến lược tốt hơn. Cuộc cạnh tranh vẫn sẽ tiến triển và sau cùng người được lợi chính là người tiêu dùng".

Dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng thị trường thương mại điện tử Việt Nam về tổng thể vẫn tăng trưởng ấn tượng. Quý I vừa qua tổng giá trị giao dịch hàng hoá của 4 sàn thương mại điện tử lớn đạt 101.400 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái./. 

Bài liên quan
Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt nếu được Quốc hội thông qua sẽ không chỉ khai phóng nguồn lực xã hội, tinh thần dám nghĩ, dám làm, mà còn kích hoạt thị trường công nghiệp đường sắt trị giá hàng triệu tỷ đồng.
Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt nếu được Quốc hội thông qua sẽ không chỉ khai phóng nguồn lực xã hội, tinh thần dám nghĩ, dám làm, mà còn kích hoạt thị trường công nghiệp đường sắt trị giá hàng triệu tỷ đồng.
UBND quận Hoàn Kiếm thông tin về việc phá dỡ tòa nhà số 1-3-5 phố Đinh Tiên Hoàng (tòa nhà Hàm cá mập).
18/05/2025
Vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang đã tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh bán gạo ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp sau khi nhận được phản ánh của người dân phát hiện gạo mua về sử dụng có dấu hiệu bất thường.
18/05/2025
Sáng 17/5, với 429 đại biểu tán thành (chiếm 89,75%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết gồm 7 Chương với 17 Điều và có hiệu lực từ ngày hôm nay.
18/05/2025
Trong đợt cao điểm kiểm tra an toàn thực phẩm, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 – Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tạm giữ hơn 2 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Cẩm Phả.
18/05/2025
Tin mới