Đội trực thăng Super Puma của Việt Nam đạt 75.000 giờ bay

Thứ năm, ngày 05/09/2024 15:12 GMT+7

VTV.vn - Đội máy bay trực thăng Super Puma đạt 75.000 giờ bay, trong đó có 25.000 giờ bay của đội bay H225.

Đội trực thăng Super Puma của Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
Ảnh minh hoạ.

Sự kiện đội máy bay trực thăng Super Puma đạt 75.000 giờ bay, trong đó có 25.000 giờ bay của đội bay H225 được tổ chức tại trụ sở Airbus Helicopters ở Marignane, Pháp với sự tham dự của Thiếu tướng Kiều Đặng Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam và ông Olivier Etchevers, Phó chủ tịch chương trình Máy bay trực thăng Super Puma của Airbus Helicopters.

VNH đã trở thành đơn vị khai thác trực thăng đầu tiên của Việt Nam trong ngành năng lượng vào năm 1986 với một chiếc trực thăng Puma. VNH hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ trực thăng lớn nhất Đông Nam Á, khai thác đội bay gồm các mẫu trực thăng H225, AS332 và H155. 

Các trực thăng H225 của VNH chủ yếu phục vụ hoạt động vận tải ngoài khơi và các dịch vụ y tế khẩn cấp. 

Là thành viên mới nhất thuộc dòng trực thăng Super Puma, H225 được công nhận nhờ hiệu suất mạnh mẽ trong các điều kiện bay đầy thách thức cũng như tầm bay và khả năng tải vượt trội. Được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại và hệ thống lái tự động chính xác trứ danh, H225 có độ bền vượt trội và tốc độ nhanh, đồng thời có thể được trang bị nhiều loại thiết bị để thích ứng với các nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt là trong ngành năng lượng. 

H225 có sức chứa lên tới 19 hành khách trong cabin có máy lạnh, nâng được vật nặng và có phạm vi hoạt động xuất sắc, giúp thực hiện các hoạt động thăm dò và sản xuất xa hơn ở ngoài khơi. Khả năng linh hoạt thay đổi vai trò cho phép trực thăng được tái cấu hình trong thời gian ngắn để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên mặt nước. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Nền tảng mạng xã hội TikTok có thể sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1 tới. Liệu TikTok sẽ "chấp nhận đóng cửa" hay phải "bán mình" để tồn tại?
Nền tảng mạng xã hội TikTok có thể sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1 tới. Liệu TikTok sẽ "chấp nhận đóng cửa" hay phải "bán mình" để tồn tại?
Trong bối cảnh TikTok ở Mỹ đối diện nguy cơ bị cấm, thông tin về khả năng tỷ phú Elon Musk mua lại nền tảng này gây chú ý. Tuy nhiên, để thực hiện thương vụ này, Musk hoặc bất kỳ đối tác nào cũng cần một khoản tiền khổng lồ, kèm theo nhiều thách thức về pháp lý và quyền riêng tư.
05/09/2024
Vụ nổ Cybertruck ở Las Vegas không chỉ là một cú sốc an ninh khi Matthew Livelsberger sử dụng ChatGPT để lên kế hoạch, mà còn làm chao đảo với nhiều lĩnh vực.
05/09/2024
Apple iPhone 17 sẽ phải đối mặt với thử thách lớn đó là duy trì sự sáng tạo hay tiếp tục lối mòn thiết kế. Những cải tiến nhỏ nhặt của iPhone 17 không thể làm người dùng xao xuyến trước cuộc cạnh tranh khốc liệt.
05/09/2024
Sự phát triển của AI đang đặt ra câu hỏi về tác động của nó đến biến đổi khí hậu. Các tập đoàn công nghệ thừa nhận tiêu thụ năng lượng khổng lồ và phát thải khí nhà kính, nhưng cũng mở ra cơ hội cho giải pháp bền vững.
05/09/2024
Tin mới