Giá hàng hóa ổn định góp phần kiểm soát lạm phát

Ban Thời sự - Thứ năm, ngày 22/05/2025 12:35 GMT+7

Giá hàng hóa ổn định sẽ là yếu tố góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh áp lực giá cả đang có xu hướng gia tăng.

Giá hàng hóa ổn định góp phần kiểm soát lạm phát
Ảnh minh hoạ.

Dù giá một số mặt hàng thiết yếu tại chợ dân sinh có biến động nhẹ do vào mùa cao điểm tiêu dùng, song mặt bằng chung vẫn được giữ ổn định nhờ chính sách bình ổn giá tại hệ thống bán lẻ.

Cuối tháng 5, thời tiết nắng nóng kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Ghi nhận tại nhiều chợ dân sinh cho thấy giá một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm đang có xu hướng nhích nhẹ. Thịt lợn tăng khoảng 2.000 đồng/kg, rau muống tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Những biến động nhỏ này nếu cộng dồn cũng đủ khiến nhiều gia đình phải cân nhắc kỹ khi đi chợ.

"Tôi thấy mặt hàng bây giờ tăng khá nhẹ nhưng cũng là tăng rồi so với đầu năm. Tôi cũng phải căn đo cho con để mình đổi bữa, xem giá ở đâu hợp lý hơn" - chị Nguyễn Ngọc Xuyến, sống tại quận Hà Đông, Hà Nội - chia sẻ.

Tuy nhiên, tại các siêu thị, giá cả vẫn ổn định. Theo các đơn vị bán lẻ, điều này có được nhờ chính sách bình ổn giá và các hợp đồng cung ứng dài hạn đã ký kết từ sớm với nhà sản xuất.

"Từ đầu năm đến nay, giá cả ở đây không có gì thay đổi. Các mặt hàng như gạo, sữa… vẫn ổn định" - chị Bùi Thị Mến (quận Đống Đa, Hà Nội) - cho biết.

"Chúng tôi đã có kế hoạch ký hợp đồng với nhà cung cấp từ rất sớm nên giá mặt bằng đầu vào tương đối ổn định, không có sự thay đổi nhiều. Ngoài ra, chúng tôi có các chương trình khuyến mại nên doanh thu tăng trưởng so với năm ngoái từ 18 - 20%", bà Vũ Hoài Anh - Giám đốc Siêu thị BRG Thành Công - cho biết.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,59%. Trong khi đó, các nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn như giáo dục, y tế, giao thông hay dịch vụ công vẫn giữ ổn định, cho thấy đợt tăng giá hiện nay mang tính cục bộ, không lan rộng.

Theo đại diện cơ quan thống kê, thời điểm mùa hè thường ghi nhận nhu cầu sử dụng điện tăng cao, người dân đi du lịch nhiều, kéo theo áp lực tăng giá hàng hóa.

Trước áp lực lạm phát từ thế giới đang gia tăng, đặc biệt là sau việc điều chỉnh thuế quan của Mỹ, công tác quản lý giá trong nước cần được siết chặt hơn nữa, tránh tình trạng "tát nước theo mưa" sau đợt tăng giá điện, đồng thời đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa để giữ giá ổn định.

Bài liên quan
Bộ Y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế với 15 tổ kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực: dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế.
Bộ Y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế với 15 tổ kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực: dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế.
Qua rà soát, mặc dù mới chỉ có 20% diện tích sầu riêng có mã số vùng trồng nhưng vẫn nhiều mã số phải tạm dừng để hoàn thiện.
22/05/2025
Theo báo cáo của StartupBlink, TP Hồ Chí Minh xếp hạng 110 và nằm trong top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.
22/05/2025
Hiện các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực mỹ phẩm diễn biến ngày càng phức tạp - theo nhận định của Bộ Y tế.
22/05/2025
Xuất khẩu gạo còn nhiều mặt hạn chế, rào cản về kỹ thuật, chất lượng cùng chi phí vận chuyển logistics. Cùng đó là thiếu công tác chế biến sâu và bảo quản, cũng như chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững...
22/05/2025
Tin mới