Hà Nội có hơn 1.300 điểm bán hàng hoạt động xuyên Tết

VTV Times - Thứ năm, ngày 16/01/2025 10:23 GMT+7

Hơn 1.300 địa điểm phân phối bán lẻ ở Hà Nội sẽ mở cửa bán hàng xuyên Tết, từ mùng 1 đến mùng 5 Tết.

Hà Nội có hơn 1.300 điểm bán hàng hoạt động xuyên Tết
Hà Nội phối hợp với 43 tỉnh, thành phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, lâm, thủy sản an toàn, đảm bảo nguồn cung dồi dào, bình ổn thị trường

Hà Nội phối hợp với 43 tỉnh, thành phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, lâm, thủy sản an toàn, đảm bảo nguồn cung dồi dào, bình ổn thị trường Tết.

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố hướng dẫn, cho phép xe ô tô vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng, dầu hoạt động 24/24h. Danh sách 190 xe vận chuyển hàng hóa đã được gửi để các đơn vị liên quan cấp phép, đảm bảo lưu thông hàng hóa trong dịp Tết.

Dự kiến, lượng hàng hóa thực hiện chương trình bình ổn thị trường của TP. Hà Nội có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu thị trường trong một tháng.

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để chủ động nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp Tết, năm 2024, Sở Công Thương Hà Nội đã tạo điều kiện trên 600 lượt doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh tham gia giao thương, hội chợ, tuần hàng tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Qua đó đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên 3.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối, hỗ trợ kết nối tiêu thụ khoảng 500.000 tấn hàng hóa từ các tỉnh, thành phố. Thông qua các hoạt động này, các doanh nghiệp đã khai thác đa dạng nguồn cung, đảm bảo chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện Chương trình bình ổn thị trường theo hướng xã hội hóa, đến nay đã có 22 doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán, cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 10.600 điểm bán. Trong số đó, có nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao như Saigon Co.op, Central Retail, MM Mega Market, Lotte, Hapro…

Đến nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 5-20% tùy từng mặt hàng; tại các điểm bán hàng, lượng hàng hóa đã được tăng cường từ 30-35% sẵn sàng phục vụ nhân dân; trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm khoảng 85-90%.

"Đặc biệt, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra", ông Nguyễn Thế Hiệp thông tin./.

Bài liên quan
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế cao hơn với quốc gia không mở cửa thị trường, trong khi tiếp tục đàm phán các thỏa thuận thương mại như với Nhật Bản và EU.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế cao hơn với quốc gia không mở cửa thị trường, trong khi tiếp tục đàm phán các thỏa thuận thương mại như với Nhật Bản và EU.
EU thông qua gói thuế trả đũa 93 tỷ Euro với hàng hóa Mỹ, dự kiến áp dụng từ 7/8 nếu đàm phán thương mại với Washington không đạt kết quả.
16/01/2025
Từ 5/9, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả sẽ không cần thẩm định, chấp thuận chủ trương từ Bộ Tài chính.
16/01/2025
Ngày 23/7, chính phủ Brazil đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các biện pháp thuế quan mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Brazil và nhiều quốc gia khác, đồng thời chỉ trích đây là hành động “tùy tiện”, “hỗn loạn” và “vi phạm nghiêm trọng” các nguyên tắc thương mại toàn cầu.
16/01/2025
Luật số 68 ra đời như một “chiếc áo mới” phù hợp hơn cho doanh nghiệp nhà nước - thoáng về cơ chế, rõ về trách nhiệm, mở lối tăng trưởng.
16/01/2025
Tin mới