Kiên định mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Ban Thời sự - Thứ ba, ngày 08/04/2025 11:36 GMT+7

Dù rất nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm nay.

Kiên định mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Dù rất nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm nay. Ảnh minh họa.

Tăng trưởng kinh tế quý I năm nay đạt 6,93%. Đây là mức tăng rất tích cực, đáng khích lệ trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán. Đây là mức mức tăng cao nhất cùng kỳ, tính từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tăng trưởng ban đầu. Đặc biệt, mức tăng đồng đều ở cả 3 khu vực: Nông nghiệp; công nghiệp chế biến chế tạo; dịch vụ.

Dù vậy, trong 3 quý còn lại của năm nay đã được Chính phủ xác định là đối diện với nhiều thách thức cả nội tại và khách quan, khi Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang chịu tác động từ chính sách thuế quan và biến động thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng đã đề ra từ đầu năm là trên 8%. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng tiếp theo: Quý II cần đạt 8,2%; Quý 3 cần đạt 8,3%; Quý IV cần đạt 8,4%.

Kịch bản này rất thách thức nhưng có cơ sở để có thể đạt được. Một trong số đó là động lực công nghiệp chế biến chế tạo. Trong quý I, công nghiệp chế biến chế tạo đã tăng trưởng gần 9,3%, kịch bản tăng trưởng quý II là khoảng 10%.

Đầu tư công vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy tăng trưởng với tổng số vốn đầu tư công được Quốc hội giao thực hiện năm nay là gần 826 nghìn tỷ đồng.

Khu vực dịch vụ, du lịch duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý I, còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng tích cực trong các quý tiếp theo.

Các địa phương nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng

Đây là năm đầu tiên, Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể đến từng địa phương, với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả nước trên 8%. Đây là cách để buộc chính quyền địa phương, đặc biệt là những người đứng đầu phải có trách nhiệm tối đa.

Câu hỏi đặt ra là trước những diễn biến rất mới trong thách thức kinh tế toàn cầu thì các địa phương sẽ hiện thực hóa chỉ tiêu này như thế nào trong các quý tiếp theo trong năm nay?

Thực tế trong quý I, theo thống kê của Bộ Tài chính, có 9 địa phương đạt mức tăng trưởng từ 10% trở lên; từ 8 đến dưới 10% có 18 tỉnh, thành; dưới 8% có 36 tỉnh, thành.

Cũng có thể thấy, hàng loạt giải pháp đã được kích hoạt và đã tạo nên nhiều chuyển biến rõ nét ngay từ quý I vừa qua, đồng thời cũng ghi nhận quyết tâm của nhiều lĩnh vực, đặc biệt sự điều hành hiệu quả của nhiều địa phương để tiếp tục tạo sinh lực mới cho nền kinh tế. 

Hạ tầng giao thông tiếp tục được hoàn thiện, cùng với việc khai thác tuyến Metro số 1 đã đưa tăng trưởng của vận tải của TP Hồ Chí Minh tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch đón hơn 1,6 triệu khách quốc tế cũng đóng góp cho tăng trưởng lưu trú và ăn uống gần 12%. Nhiều động lực tăng trưởng đã được tăng tốc. Trong quý I năm nay, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Đại học Fulbright nêu ý kiến: "Chi tiêu của người dân và đầu tư khu vực tư nhân, vốn đó phải đi vào cơ sở hạ tầng giảm chi phí vận tải logistics cho doanh nghiệp, giảm tắc nghẽn các phương thức vận tải".

Quý I năm nay cũng ghi nhận mức tăng trưởng khả quan ở nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp tăng gần 4%; Công nghiệp, xây dựng tăng hơn 7%; Dịch vụ tăng gần 8%. Đặc biệt, đã xuất hiện dẫn dắt của các đầu tàu kinh tế ở cả 3 miền đất nước với nhiều giải pháp tăng trưởng mới.

Ông Nguyễn Văn Được - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng ta không có cơ chế 1 cửa trong thu hút đầu tư. Nếu chúng ta có cơ chế một cửa trong đầu tư sẽ làm môi trường đầu tư tốt hơn, nhà đầu tư tin tưởng hơn và họ sẽ quay lại đầu tư, từ đó sẽ tăng mọi thứ lên".

Các động lực kinh tế đã được kích hoạt. Trong quý I năm nay đã ghi nhận tăng trưởng khá ấn tượng của cả 2 đầu tầu kinh tế. Trong đó, Hà Nội tăng 7,35%, TP Hồ Chí Minh tăng 7,51%. Đây là 2 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, chính vì thế kết quả tăng trưởng đã tạo sinh lực mới cho kinh tế cả nước, trở thành điểm tựa tăng trưởng cho nhiều vùng, nhiều địa phương trên cả nước.

Trong 3 tháng đầu năm nay, cả nước cũng đã ghi nhận 9 địa phương tăng trưởng 2 con số. Như Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Lai Châu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Đà Nẵng. Nhiều thế mạnh địa phương đã được khai thác hiệu quả, nhiều tồn đọng cản trở tăng trưởng cũng dần được tháo gỡ

Ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Chúng tôi đang tập trung vào rà soát và tháo gỡ nhiều dự án chiến lựơc. Đồng thời các dự án lớn tồn đọng cũng đã có phương án để xử sớm nhằm tạo động lực tăng trưởng".

Ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đánh giá: "Chúng ta có thể nhìn thấy những tác động khá tốt từ các dự án hạ tầng, năng lượng. Cho nên, tôi tin rằng, nếu tăng trưởng từ 8% trở lên sẽ có 1 đến 2% từ các đầu tư vào cơ sở hạ tầng góp phần phát triển thị trường trong nước. Cùng với đó là sự đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Điều đó đã tạo nhiềm tin và góp phần vào những kết quả ấn tượng cho nhiều ngành, nhiều địa phương trong quý I năm nay".

Kết quả tăng trưởng của quý I đã phần nào chứng minh những giải pháp cho kịch bản tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm nay đã được triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều dư địa ở nhiều địa phương với tốc độ tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng. Việc kích hoạt động lực ở các địa phương này trong thời gian tới chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điểm tựa mới, góp phần lan tỏa tăng trưởng cho kinh tế đất nước./.

Bài liên quan
Ngày 14/4, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) thông báo tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách làm chậm đà tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) theo tỷ giá thương mại. Đây là biện pháp mới nhất để đối phó với những biến động thị trường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thêm thuế quan.
Ngày 14/4, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) thông báo tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách làm chậm đà tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) theo tỷ giá thương mại. Đây là biện pháp mới nhất để đối phó với những biến động thị trường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thêm thuế quan.
Vừa qua, chính phủ Thái Lan đã ban hành một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo.
08/04/2025
Tối 13/4, tại Khu di tích Đền Đô - nơi phát tích của triều Lý, Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày đăng quang của Đức vua Lý Thái Tổ được tổ chức trọng thể.
08/04/2025
Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nặn tò he đã xuất hiện khoảng 400-500 năm trước. Giờ đây, khi cuộc sống trở nên hiện đại hoá, nghề dân gian này đứng trước thay thế của thời cuộc. Các nghệ nhân hàng ngày vẫn trăn trở làm sao để sự xuất hiện " những đứa con" của mình không phai mờ trong dòng người.
08/04/2025
Mỹ là thị trường chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu đối với đồ nội thất của Malaysia. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm đồ nội thất gỗ nguyên khối, bàn ăn, ghế và ghế sofa.
08/04/2025
Tin mới