Lương tăng cao kỷ lục, người dân Nhật Bản vẫn thắt chặt chi tiêu

VTV Digital - Chủ nhật, ngày 16/03/2025 09:21 GMT+7

Mức tăng lương trung bình hàng tháng là 17.000 Yen, khoảng 3 triệu đồng, bao gồm cả mức tăng lương thường xuyên và mức tăng lương cơ bản hàng tháng.

Lương tăng cao kỷ lục, người dân Nhật Bản vẫn thắt chặt chi tiêu
Hình minh hoạ.

Nhiều công ty lớn tại Nhật Bản đã đáp ứng yêu cầu của công đoàn về việc tăng lương trung bình cho người lao động thêm 5,46% trong năm nay. Động thái này được cho là nhằm giữ chân người lao động và giúp họ đối phó với tình trạng lạm phát. Dù thế, nỗi lo về giá cả sinh hoạt vẫn khiến cho nhiều người dân Nhật Bản lựa chọn "thắt lưng buộc bụng" trong thời điểm hiện tại.

Mức tăng lương trung bình hàng tháng là 17.000 Yen, khoảng 3 triệu đồng, bao gồm cả mức tăng lương thường xuyên và mức tăng lương cơ bản hàng tháng. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, đợt tăng lương này đánh dấu mức cao nhất trong 34 năm qua tại nước này.

Làn sóng tăng lương liên tục diễn ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng tăng.

Chị Sakurako Chiba - Nhân viên văn phòng cho biết: “Tôi nghĩ điều tích cực là được tăng lương vì chi phí sinh hoạt cũng đã tăng lên. Vì thế, khoản tiền được trả thêm sẽ giúp tôi có thêm dư địa để xoay xở với cuộc sống hàng ngày và giảm bớt được gánh nặng tâm lý. Nhờ thế, tôi cũng muốn làm việc chăm chỉ hơn”.

Tăng lương được xem là biện pháp cần thiết để ứng phó tình trạng lạm phát cao, khiến chi phí sinh hoạt gia tăng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học vẫn rất thận trọng khi cho rằng mức tăng lương hiện tại có thể chỉ đủ bù đắp lạm phát, nhưng chưa thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.

Bà Nana Nagayama - Người làm công việc bán thời gian chia sẻ: “Chồng tôi đi làm kiếm tiền nhưng càng ngày càng khó để chăm lo cho cả gia đình. Ngay cả khi tới đây du lịch cũng chỉ có tôi và con gái vì chồng tôi chọn ở nhà để tiết kiệm tiền”.

Bên cạnh đó, đối với một số đối tượng như người lao động đã về hưu, hay người có công việc không nằm trong phạm vi đàm phán của công đoàn, bài toán chi phí sinh hoạt vẫn còn nan giải.

Ông Haruo Ota- Người đã nghỉ hưu tâm sự: “Thật là khó vì lương hưu của tôi vẫn vậy, nên để tự lo được cho bản thân, tôi chỉ có thể học cách thắt lưng buộc bụng một chút. Và sau đó dựa vào con cái để hỗ trợ tiền sinh hoạt”.

Theo các chuyên gia, việc bất bình đẳng thu nhập gia tăng, lạm phát và thiếu lao động là các nguyên nhân chính khiến mức tăng lương năm nay đạt kỷ lục./.

Bài liên quan
Mới đây, một hệ thống kiểm tra chất lượng sầu riêng bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đã chính thức ra mắt tại Hải Nam, Trung Quốc. Hệ thống phân loại sầu riêng thông minh này có thể xác định chất lượng sầu riêng chỉ trong 4 giây.
Mới đây, một hệ thống kiểm tra chất lượng sầu riêng bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đã chính thức ra mắt tại Hải Nam, Trung Quốc. Hệ thống phân loại sầu riêng thông minh này có thể xác định chất lượng sầu riêng chỉ trong 4 giây.
Các hệ thống siêu thị lớn tăng lượng hàng dự trữ thiết yếu gấp 2 - 3 lần so với ngày thường để phục vụ người tiêu dùng, chủ động ứng phó với bão số 3.
16/03/2025
Zeekr, Neta - hai thương hiệu xe điện Trung Quốc - vừa bị cáo buộc đã thổi phồng doanh số bán xe điện trong những năm gần đây bằng cách mua bảo hiểm cho xe trước khi giao đến tay khách hàng để đạt mục tiêu đầy tham vọng của mình.
16/03/2025
Các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đang thúc đẩy các đợt tăng giá thực phẩm đột biến trong ngắn hạn trên phạm vi toàn cầu.
16/03/2025
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
16/03/2025
Tin mới