"Mùa đông" của ngành công nghệ chưa thể sớm kết thúc

03/02/2023

VTV.vn - Tiếp nối Meta, Amazon và Twitter, Alphabet đã tiến hành cuộc đại sa thải khi cho thôi việc khoảng 12.000 nhân viên, tương đương với 6% lực lượng lao động.

Công ty kiểm toán PwC đã dự đoán, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra mức tăng 15.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu vào năm 2030. Cùng với đó, sẽ có khoảng 3% công việc bị AI đánh cắp.

Cuộc đại sa thải mới đây của Google là hồi chuông cảnh báo tới nhiều người. Cụ thể, Alphabet - công ty mẹ của Google - thông báo sẽ cho thôi việc khoảng 12.000 nhân viên, tương đương với 6% lực lượng lao động.

Trong thông báo gửi tới nhân viên ngày 20/1, Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai cho biết, việc sa thải là một quyết định khó khăn. Ban lãnh đạo công ty quyết định cắt giảm nhân sự sau khi đánh giá kỹ hoạt động kinh doanh của Alphabet và để thích nghi với bối cảnh thị trường.

Mùa đông của ngành công nghệ chưa thể sớm kết thúc - Ảnh 1.

Sundar Pichai - Giám đốc điều hành Alphabet (Ảnh: AP)

Alphabet đã gửi email cho các nhân viên bị cắt giảm. Các nhân viên ở Mỹ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

Việc cắt giảm lao động ảnh hưởng tới toàn bộ các bộ phận của Alphabet, bao gồm tuyển dụng, kỹ thuật và nhiều nhóm sản phẩm.

Có thể thấy, Alphabet là cái tên tiếp theo trong danh sách nối dài của các công ty công nghệ phải sa thải nhân sự trong những tháng vừa qua. Trước đó, các gã khổng lồ khác như Meta - công ty mẹ của Facebook, Amazon và Twitter cũng đã tuyên bố sa thải hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân viên. Giới quan sát cho rằng, động thái của Alphabet đã thể hiện rõ "mùa đông" của ngành công nghệ vẫn chưa thể sớm kết thúc.

Thống kê của Bloomberg cho thấy, năm 2022, lĩnh vực công nghệ tại Mỹ đã cắt giảm hơn 97.000 việc làm, tăng 649% so với năm 2021.

Mùa đông của ngành công nghệ chưa thể sớm kết thúc - Ảnh 2.

Số việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghệ tại Mỹ năm 2022

Tuy nhiên, làn sóng này vẫn chưa dừng lại. Chỉ trong 2 tuần đầu năm 2023, gã khổng lồ thương mại điện thử Amazon, nền tảng chia sẻ video trực tuyến Vimeo và công ty phần mềm dữ liệu đám mây SalesForce đã thông báo cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên, nâng tổng số việc làm bị cắt giảm của ngành công nghệ lên hơn 110.000.

Mặc dù vậy, động thái sa thải này không làm giới quan sát bất ngờ. Ông Joseph Bonner - Chuyên gia phân tích thị trường của công ty Argus Research (Mỹ) - cho rằng, việc sa thải của Amazon hay Alphabet không phải là điều quá ngạc nhiên khi đặt trong bối cảnh chúng ta đã thấy bước đi tương tự từ Meta hay Microsoft. Các Giám đốc điều hành cũng đã đánh tiếng từ trước là cần phải cắt giảm chi phí. Quyết định của họ phù hợp với bức tranh chung của ngành công nghệ.

Trong giai đoạn COVID-19, nhờ các gói trợ cấp từ chính phủ, người dân chi tiêu để học và làm việc từ xa khiến các doanh nghiệp mạnh tay đầu tư để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, khi nhu cầu chi tiêu hạ nhiệt, các doanh nghiệp công nghệ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

Theo ông Alex Zukin - Giám đốc điều hành công ty phần mềm doanh nghiệp Wolfe Research (Mỹ), các công ty công nghệ không gặp mấy khó khăn để cắt giảm 10 hay 15% quy mô nhân sự, đặc biệt là sau khi họ đã tuyển dụng rất nhiều trong những năm qua.

Mùa đông của ngành công nghệ chưa thể sớm kết thúc - Ảnh 3.

Alex Zukin - Giám đốc điều hành công ty phần mềm doanh nghiệp Wolfe Research

Một số chuyên gia công nghệ cho rằng, những đợt sa thải này không hẳn là tin xấu khi điều này cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ đang trong quá trình tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả hơn. Những người bị sa thải nếu có kỹ năng thì vẫn có thể được tuyển dụng vào những nơi phù hợp hơn.

Làn sóng sa thải nhân sự - Cơ hội mới trong lĩnh vực "phi công nghệ" Làn sóng sa thải nhân sự - Cơ hội mới trong lĩnh vực 'phi công nghệ'

VTV.vn - Chỉ riêng tháng 1 vừa qua, các ông lớn công nghệ là Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, Amazon và IBM đã sa thải tổng cộng gần 44.000 nhân sự.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
03/02/2023
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
03/02/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
03/02/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
03/02/2023
Tin mới