Lừa đảo bằng deepfake gây thiệt hại 200 triệu USD trong 3 tháng

Ban Thời sự - Thứ hai, ngày 14/07/2025 14:51 GMT+7

Chỉ riêng trong quý đầu năm nay, các vụ lừa đảo sử dụng deepfake đã khiến thế giới thiệt hại hơn 200 triệu USD.

Lừa đảo bằng deepfake gây thiệt hại 200 triệu USD trong 3 tháng
Liên hợp quốc kêu gọi các nước thành viên hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn deepfake

Gia tăng lừa đảo bằng deepfake trên toàn cầu

Lừa đảo bằng công nghệ deepfake - hiểu nôm na là sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những hình ảnh hoặc video giả mạo nhằm lừa đảo hoặc đánh lừa người xem đang bùng nổ trên toàn cầu, trở thành một trong những mối đe dọa an ninh mạng nghiêm trọng nhất. Deepfake đang gây ra nhiều thiệt hại tài chính và xã hội.

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc. Chỉ riêng trong quý đầu năm nay, các vụ lừa đảo sử dụng deepfake đã khiến thế giới thiệt hại hơn 200 triệu USD. Điều này cho thấy quy mô và tốc độ đáng báo động của cuộc khủng hoảng này.

Tội phạm mạng đang lợi dụng những công nghệ deepfake mới nhất để tạo ra các video và âm thanh giả mạo gần như không thể phân biệt với thật. Chỉ với vài giây âm thanh mẫu, chúng có thể tái tạo giọng nói của một người, trong khi hình ảnh chân dung đủ để tạo ra một cuộc gọi video giả mạo.

Chỉ trong năm ngoái, các vụ lừa đảo sử dụng deepfake đã tăng gấp ba lần với nhiều trường hợp liên quan việc giả mạo danh tính để thực hiện các giao dịch tài chính trái phép. Tội phạm mạng không chỉ lợi dụng deepfake để đánh lừa các cá nhân mà còn thách thức cả những hệ thống xác thực sinh trắc học tiên tiến của các ngân hàng.

Deepfake không chỉ được sử dụng để lừa đảo tài chính mà tội phạm còn lợi dụng để tống tiền. Chúng tạo ra các video deepfake nhạy cảm để đe dọa nạn nhân, yêu cầu chuyển tiền để tránh bị phát tán nội dung.

Một lĩnh vực khác bị deepfake tấn công mạnh là chính trị, với các video cắt ghép lời nói của lãnh đạo nhằm gây hoang mang dư luận hoặc thao túng thông tin trong mùa bầu cử. Một hình thức lừa đảo khác là sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, chính trị gia để quảng cáo cho các dự án đầu tư lừa đảo, đặc biệt trong lĩnh vực tiền mã hóa, gây thiệt hại hàng chục triệu USD.

Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các chuyên gia cảnh báo, cuộc chiến chống lại lừa đảo deepfake ngày càng cam go khi công nghệ ngày càng dễ tiếp cận, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ từ người dùng và các giải pháp phát hiện tiên tiến hơn.

Đấu tranh chống lừa đảo bằng deepfake

Trước tình trạng gia tăng các vụ lừa đảo do sử dụng deepfake, các công ty công nghệ trên thế giới đang tích cực ngăn chặn vấn nạn này nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dùng. Liên hợp quốc cũng kêu gọi các nước thành viên hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn deepfake.

Các công ty công nghệ như Intel đã cung cấp công cụ để phát hiện những âm thanh hoặc video do AI tạo sinh tạo ra. Bằng cách phát hiện sự thay đổi về màu sắc trong các mạch máu trên khuôn mặt để phân biệt hình ảnh thật và giả. Hay dùng công nghệ như sử dụng ánh sáng có kiểm soát hoặc phân tích chuyển động mắt có thể giúp phân biệt người thật với video deepfake. Ngoài ra, việc phân tích từng giây âm thanh và so sánh các đặc điểm của giọng nói của từng người để phân biệt âm thanh thật hay giả. Các hãng công nghệ lớn như Microsoft và Facebook đã đầu tư hơn 10 triệu USD vào các dự án phát triển hệ thống nhận diện deepfake, sử dụng các thuật toán học sâu để phân tích sự không nhất quán trong video, âm thanh.

Các chuyên gia công nghệ khuyến nghị người dùng chú ý các dấu hiệu bất thường trong video call như khuôn mặt thiếu cảm xúc, âm thanh không đồng bộ với khẩu hình hoặc ánh mắt không tự nhiên để có thể phân biệt giữa thật và giả.

Nhiều quốc gia phương Tây đã tăng cường quy định pháp lý khi ban hành luật để kiểm soát deepfake. Như Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất quy định yêu cầu các công ty xóa nội dung deepfake bất hợp pháp trong vòng một giờ sau khi được thông báo.

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt qua chương trình giáo dục kỹ năng số và truyền thông cũng được xem là mấu chốt giúp công chúng phòng vệ tốt hơn trước vấn nạn lừa đảo do deepfake.

Bài liên quan
Từ năm 2017 đưa ra lộ trình dừng xe máy, TP Hà Nội đã đưa ra hàng loạt giải pháp song chưa đem lại hiệu quả cải thiện ô nhiễm môi trường cho thủ đô.
Từ năm 2017 đưa ra lộ trình dừng xe máy, TP Hà Nội đã đưa ra hàng loạt giải pháp song chưa đem lại hiệu quả cải thiện ô nhiễm môi trường cho thủ đô.
Từng dẫn đầu mảng điện thoại gập, Samsung nay lâm thế bị động khi đối thủ Trung Quốc như Honor, Oppo liên tục ra công nghệ mới, khiến mục tiêu vượt Apple xa dần.
14/07/2025
Ruoming Pang - người đứng đầu nhóm phát triển mô hình AI của Apple - đã rời Apple để gia nhập Meta, nối dài danh sách “săn chất xám” của Zuckerberg.
14/07/2025
Trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và thông tin sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng thương mại điện tử, việc xây dựng một hệ sinh thái số minh bạch, có trách nhiệm đang trở thành yêu cầu cấp thiết. TP Hồ Chí Minh đang triển khai các giải pháp cụ thể để tăng cường giám sát, hướng đến một môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn, công bằng và bền vững.
14/07/2025
Phòng CSGT Hà Nội thông báo tiếp nhận hồ sơ và tổ chức kiểm tra phục hồi điểm GPLX cho người bị trừ điểm, thực hiện vào thứ Ba, thứ Năm hằng tuần tại Hà Đông.
14/07/2025
Tin mới